【tỷ số trận hàn quốc hôm nay】Quỹ BHYT chỉ thanh toán cho một lần thực hiện dịch vụ cận lâm sàng
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 09/2019/TT- BYT về hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Cụ thể, Thông tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT về: Thẩm định điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu; chuyển thực hiện dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng (sau đây gọi chung là dịch vụ cận lâm sàng); thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho các trường hợp đặc biệt khác theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 31 Luật BHYT.
Đồng thời, việc thẩm định điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ áp dụng đối với các trường hợp: Lần đầu đề nghị ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và sau khi đã chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu.
Việc chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Cơ sở tiếp nhận người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm để thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng không được chuyển tiếp người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở thứ ba.
Trường hợp một dịch vụ cận lâm sàng được thực hiện tại nhiều cơ sở tiếp nhận trong cùng một lần chỉ định, Quỹ BHYT chỉ thanh toán cho một lần thực hiện dịch vụ cận lâm sàng đó. Cơ sở tiếp nhận thực hiện dịch vụ cận lâm sàng không được thu thêm chi phí về khám bệnh và thực hiện dịch vụ cận lâm sàng của người bệnh.
Về thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, ngoài 2 trường hợp quy định trong Luật BHYT thì có thêm 3 trường hợp người có thẻ BHYT cũng được thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh, gồm:
Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
Trường hợp dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ BHYT;
Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.
Thông tư này chính thức có hiệu lực từ 1/8/2019./.
Văn Nam
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe ngựa kéo “làm xiếc” trên QL1A
- ·Kỹ sư hoá học bỏ nghề, làm 'nghệ nhân' tranh nghệ thuật từ rác thải nhựa
- ·Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị vào năm 2030
- ·Nhà điều hòa sinh trưởng thực vật
- ·Yêu lâu, sở hữu mà không chịu cưới
- ·Hồi sinh những dòng sông nước đen
- ·Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía
- ·Pin trên xe điện có cần được làm mát như trên động cơ xe xăng?
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 3/2013 (Lần 1)
- ·Trung Quốc chạy thử thành công tàu đô thị dùng hydro đầu tiên trên thế giới
- ·Vợ ung thư thực quản đau đớn lo tiền cho chồng chạy thận
- ·Tảo nở hoa là hiện tượng gì?
- ·Mãn nhãn với loạt thiết kế thời trang tái chế 'hàng xịn' của học sinh Hà Nội
- ·Pin natri sạc nhanh hơn lithium 10 lần được sản xuất hàng loạt
- ·Chồng gọi tên đồng nghiệp trong “giao ban” với vợ
- ·Để xảy ra điểm ô nhiễm không khí cao nhất Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm nói gì?
- ·Chủ tịch Quốc hội: Không có tiêu chuẩn khí thải thì khó loại bỏ xe cũ nát
- ·Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải
- ·Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
- ·Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị vào năm 2030