会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu atletico】Cân nhắc cổ phần hoá Sở giao dịch chứng khoán!

【lịch thi đấu atletico】Cân nhắc cổ phần hoá Sở giao dịch chứng khoán

时间:2024-12-23 22:06:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:320次

Cân nhắc cổ phần hoá Sở giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư

Đây là đề xuất của ông Vũ Bằng,ânnhắccổphầnhoáSởgiaodịchchứngkhoálịch thi đấu atletico nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhằm giải quyết những điểm nghẽn ngăn trở sự phát triển của thị trường trong thời gian tới.

Thị trường chứng khoán được định hướng trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, với mục tiêu quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025; quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017. Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và nâng lên 5% vào năm 2025. 

Xét theo các tiêu chí nêu trên, năm 2020, quy mô thị trường cổ phiếu Việt Nam vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2020 đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 84,1% GDP năm 2020. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019, tương đương 23% GDP.

Cần một tư duy mới cho thị trường chứng khoán. Ảnh: Minh hoạ.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 tăng kỷ lục, đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với năm 2019. Luỹ kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản. Dù vậy, con số này cũng mới chỉ tương đương 2,8% dân số Việt Nam, đó là chưa kể các nhà đầu tư còn sử dụng nhiều tài khoản chứng khoán. 

Bên cạnh việc các chỉ tiêu chưa đạt được mục tiêu, thì thời gian gần đây, xuất hiện không ít những điểm nghẽn, kìm hãm sự phát triển của thị trường. Điển hình là tình trạng nghẽn lệnh, phản ứng thiếu kịp thời từ phía cơ quan quản lý đã gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý nhà đầu tư, đặt ra vấn đề "cần một tư duy mới khi nhìn nhận về vai trò của thị trường chứng khoán".

Thị trường chứng khoánvẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tìm ra một phương án đúng để giải bài toán công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước với thị trường lúc này được đặt ra một cách bức thiết, nhằm tạo ra nền tảng, cơ hội cho thị trường bứt phá và có những bước đi vững chắc trong giai đoạn mới.

Để có thêm góc nhìn, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam và ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán VPS.

Ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch UBCKNN

Cổ phần hoá các sở giao dịch chứng khoán để đổi mới quản trị

Đề xuất xây dựng thị trường chứng khoán trong thời gian tới, ông Vũ Bằng cho rằng, nên sớm cổ phần hoá sở giao dịch chứng khoán để có thể áp dụng mô hình quản trị mới.

"Các sở giao dịch chứng khoán là nơi luôn yêu cầu các công ty niêm yết phải quản trị theo nguyên tắc OECD, làm các chương trình thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết để theo hướng quản trị mới. Trong khi đó chính các sở lại không cải cách về quản trị, vẫn là sở hữu nhà nước thì không hợp lý", ông Bằng nói.

Theo ông Vũ Bằng, tất cả những lỗi, tình trạng công nghệ cũ trong thời gian qua nguyên nhân gốc vẫn là vấn đề cải cách quản trị và sở hữu.

Nguyên Chủ tịch UBCKNN đề xuất Việt Nam có thể học Ba Lan. Sở giao dịch chứng khoán của quốc gia Đông Âu này thực hiện cổ phần hoá một phần nhỏ, trước tiên là 2%, đủ để chuyển đổi thành công ty cổ phần, có HĐQT. Sau đó, khi thị trường phát triển, công nghệ tân tiến được áp dụng thì mới bán thêm một chút cho nhà đầu tư ngoại khoảng 5-7%.

"Cổ phần hoá cũng không nên một lúc bán nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài, vì đây là lợi ích quốc gia. Có thể khi bắt đầu cổ phần hoá, sở giao dịch chứng khoán các nước xung quanh sẽ mua cổ phần rồi nhanh chóng kìm hãm công nghệ của chúng ta để hút vốn sang thị trường họ. Vì thế, nếu có cổ phần hoá cũng nên bán ít trước, sau đó thị trường, doanh nghiệp lớn lên rồi mới bán thêm, tránh thiệt hại cho nhà nước và thị trường trong nước", ông Bằng khuyến nghị.

Theo đó, sau khi hợp nhất hai sở làm một thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Namthì có thể cổ phần hoá. Điều này giúp Sở hoạt động tốt hơn, quản trị theo mô hình tư nhân, có HĐQT, có sự tham gia của thành viên thị trường, dễ dàng áp dụng các chuẩn mực quản trị của OECD, hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn.

Cùng quan điểm với ông Vũ Bằng, mới đây Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã gửi đề xuất lên bộ Tài chính đề nghị nhanh chóng cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán Việt Namvà Tổng công ty Lưu ký chứng khoán để cho các đơn vị này có năng lực quản trị ngang tầm các nước trong khu vực.

"Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký sau cổ phần hóa phải hoạt động công khai minh bạch như công ty niêm yết và phải độc lập, thực sự tách rời Bộ Tài chính, UBCKNN và chịu sự quản lý giám sát đặc biệt từ Bộ Tài chính, UBCKNN", VAFI nhấn mạnh.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán VPS. Ảnh: Internet

Chính sách phải được thực thi nhanh hơn

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán VPS cho rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng nhưng các chính sách phải được thực thi phải nhanh và quyết liệt hơn nữa.

"Dù là trong ngắn, trung hay dài hạn thì vẫn phải xây dựng, đầu tư cho công nghệ, hạ tầng, nâng cấp hệ thống của các sở giao dịch chứng khoán để đáp ứng yêu cầu của hiện tại và tương lai. Vì sau này chắc chắn thị trường sẽ có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hơn nữa, số lượng giao dịch cũng sẽ nhiều hơn", ông Khánh nói.

Theo ông Khánh, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội. Đây là xu thế không thể đảo ngược. "Sau sự cố vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước mới giật mình và đẩy nhanh tốc độ tái cấu trúc, phát triển hệ thống".

Nhận định về thị trường năm 2021, ông Khánh dự báo sẽ tiếp tục có sự phát triển nhanh. Số lượng tài khoản có thể tăng lên khoảng 4-5 triệu, thanh khoản thị trường có thể ở mức 22.000-25.000 tỷ đồng/ngày. Tuy nhiên, đây là dự báo trong điều kiện có thể giải quyết sớm được tình trạng nghẽn lệnh trên thị trường.

Theo ông Khánh, thời gian qua, tình trạng nghẽn lệnh trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chưa kể việc các quỹ ETF thường có mua bán vào buổi chiều, nên việc nghẽn lệnh sẽ tác động tới khối ngoại. "Các nước trước nay đều giải quyết tốt vấn đề công nghệ cho thị trường chứng khoán. Việt Nam có lẽ là trường hợp hy hữu".

Ông Khánh cho rằng, các cơ quan quản lý cần giải quyết được triệt để vấn đề này, thời gian tới giao dịch trong ngày sẽ còn tăng cao hơn nữa khi giao dịch T0 được áp dụng, lệnh bán khống, thanh toán bù trừ được triển khai.

Đề xuất hướng đi của thị trường chứng khoán trong thời gian tới, ông Khánh cho biết, về mặt hạ tầng cần được đầu tư tổng thể càng nhanh càng tốt. Việc nâng lô chỉ nên là biện pháp tạm thời, khi có hệ thống mới phải điều chỉnh lại để nhà đầu tư có thể mua lô lẻ.

"Chúng ta đang hướng tới xã hội hoá thị trường chứng khoán, nâng cao tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường. Nếu chỉ áp dụng lô 100, rồi 1.000 là đi ngược lại mục tiêu trên. Vấn đề ở đây cần giải quyết không phải là quá nhiều lệnh làm cho thị trường tắc nghẽn mà là bài toán về công nghệ. Hệ thống cần được nâng cấp, sửa đổi để đáp ứng được cả các lệnh nhỏ. Đó mới là mục tiêu cần hướng tới để không chỉ một bộ phận được tham gia thị trường mà là tất cả những ai mong muốn tham gia thị trường đều có thể dễ dàng tiếp cận", ông Khánh nói.

Link bài gốc

推荐内容
  • Quảng Ninh: Lợi dụng đường công vụ xây dựng chùa để khai thác vận chuyển than trái phép
  • Điểm chuẩn Học viện An ninh nhân dân năm 2018
  • Nguyệt thực lâu nhất thế kỷ diễn ra ngày 28/7, điểm nào ngắm lý tưởng nhất?
  • Vỡ đập thủy điện ở Lào: Do công trình không đảm bảo chất lượng?
  • Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Nam nhanh và chính xác nhất
  • Hà Nội: Rà soát toàn bộ các cửa hàng cầm đồ, cho vay tài chính