【giải hạng 5 đức】Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Năm 2019,ấtlượngđotạobồidưỡngcnbộgiải hạng 5 đức các trường chính trị khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Cụm thi đua số 09) đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành, định hướng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, tạo ra nhiều mô hình mới, điển hình, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Ông Sầm Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang, Cụm trưởng Cụm thi đua số 09, phát biểu tại hội nghị tổng kết được tổ chức vừa qua.
Phát huy hiệu quả cách làm hay
Tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm học 2019 vừa được tổ chức tại Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang (Cụm trưởng Cụm thi đua số 09), bà Huỳnh Thị Thu Năm, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Long An, cho biết: “Thực tế đơn vị nào làm tốt công tác thi đua, phát huy tốt phong trào dạy tốt - học tốt sẽ tạo được động lực để đơn vị phát triển bền vững. Mô hình hay mà trường đang thực hiện đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Tôi thấy từ việc quan tâm, tập trung, tạo điều kiện nghiên cứu khoa học giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trường tôi nâng tầm chuyên môn, nghiệp vụ rất nhiều, phục vụ rất hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua”. Trường Chính trị tỉnh Long An đang thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nhất thể hóa chức danh”. Trường đã cơ bản hoàn thành bộ tài liệu biên soạn liên quan tới nhất thể hóa bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND; bí thư cấp ủy đồng thời làm chủ tịch UBND. Bà Huỳnh Thị Thu Năm chia sẻ thêm: “Nhà trường thực hiện đề tài này vì đây là chủ trương chung của Trung ương và hiện đã triển khai thực hiện ở các địa phương có điều kiện. Thực hiện đề tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2020 hiệu quả hơn. Điểm khó khi thực hiện đề tài mang tính thời sự của nhà trường là không có nguồn tài liệu để tham khảo, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của trường đã phải chủ động tìm hiểu và nghiên cứu thực tế cách làm của các tỉnh rất nhiều. Sau 2 năm nỗ lực thực hiện, bộ tài liệu đã hoàn thành. Dự kiến sẽ đưa vào triển khai bồi dưỡng theo yêu cầu của Tỉnh ủy đề ra trong năm 2020”.
Tại hội nghị, có hơn 10 ý kiến đóng góp những cách làm hay trong công tác thi đua, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, quá trình tổ chức phong trào thi đua, những mô hình hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường. Hội nghị đã thống nhất đề xuất của các trường là sau mỗi hội thảo sẽ in thành sách các bài tham luận. Ông Sầm Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang, Cụm trưởng Cụm thi đua số 09, nhấn mạnh: “Việc in sách sẽ là cách làm hay, vừa là nguồn tài liệu quý góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở các trường, tạo thế chủ động để mỗi giảng viên tích cực hơn trong việc tìm đề tài nghiên cứu gắn liền với thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy, vừa thúc đẩy giảng viên viết bài nhiều hơn, nghiên cứu sâu hơn các đề tài đang ấp ủ. Hoạt động này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên trong việc chuyển ngạch”.
Nâng cao chất lượng thi đua, giảng dạy
Trong năm 2019, công tác đào tạo, bồi dưỡng được các trường chính trị trong Cụm thi đua số 09 thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2019, các trường trong Cụm thi đua số 09 đã tổ chức thực hiện 628 lớp đào tạo, bồi dưỡng với tổng số 53.461 lượt học viên tham dự. Trong năm, đã thực hiện được 43 đề tài khoa học, trong đó có 9 đề tài cấp tỉnh, 34 đề tài cấp cơ sở và 7 đề tài cấp khoa. Ngoài ra đã tổ chức được 32 cuộc hội thảo, 22 cuộc tọa đàm khoa học. Ưu điểm là các trường trong cụm đã tham mưu và triển khai thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo của Học viện, của tỉnh. Triển khai Quy định 09 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quy chế về đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên, nghiên cứu khoa học, thanh tra...
Các trường đều có xây dựng kế hoạch triển khai và phát động phong trào thi đua đến cán bộ, viên chức, người lao động, các chỉ tiêu ký kết giao ước thi đua được thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu... Ông Trần Trung Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Thường xuyên theo dõi diễn biến của các phong trào thi đua và thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của phong trào, kịp thời rút kinh nghiệm là giải pháp để chúng tôi nâng cao chất lượng công tác thi đua giữa các phòng, khoa, giữa mỗi cá nhân giảng viên”.
Để phong trào thi đua mang tính thiết thực, thực chất, lan tỏa, các trường chính trị đã đề ra các tiêu chuẩn, cách đánh giá cụ thể. Ông Đỗ Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, cho biết: “Tiêu chuẩn càng sát, càng thiết thực, khen thưởng càng đúng đối tượng... sẽ tạo động lực cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên nhà trường phấn đấu. Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác trên đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường”. Năm 2019, với sự nỗ lực của Trường Chính trị tỉnh Cà Mau đã mở được 28 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với 2.334 học viên. Đặc biệt, chỉ mới tháng 6-2019 trường đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao là 151,16%. Đội ngũ cán bộ giảng viên nhiệt tình chủ động học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệm vụ là nền tảng để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phó Vụ trưởng Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã đánh giá cao chất lượng công tác thi đua của Cụm thi đua số 09. Điểm mạnh trong công tác thi đua năm 2019 của cụm là đã tổ chức được các hội thảo khoa học rất có chất lượng. Đây là cách làm mới, ý nghĩa, hiệu quả để các trường tăng cường giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của mỗi trường. Các chủ đề, nội dung hội thảo đều mang tính thiết thực, thời sự. Tôi thấy từ hội thảo khoa học cụm giúp các trường nhìn nhận tổng quát hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay, từ đó có những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong tình hình mới. Để nâng cao chất lượng công tác thi đua trong năm 2020, bà đề nghị cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhân rộng các mô hình trực tiếp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, các trường tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy và học tập, hướng đến các tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…”.
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhà xây dựng không phép có được cấp sổ đỏ?
- ·Vì sao thuật toán quan trọng hơn dữ liệu
- ·Central Retail khai trương trung tâm thương mại lớn nhất tại Thái Nguyên
- ·Xử phạt 3 công ty vi phạm quảng cáo
- ·Viết về “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại” và nhận giải 1 triệu đồng
- ·Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
- ·ASEM thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0
- ·Tăng cường hỗ trợ thị trường cho nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung
- ·Thăm, chúc mừng Giáng sinh các cơ sở tôn giáo tại Tân An và Thạnh Hóa
- ·'Phút giao thừa đón xuân'
- ·Kinh nghiệm lựa chọn khách sạn Mũi Né cho du lịch hè với Traveloka
- ·Samsung Electronics hạ giá bán mẫu điện thoại gập Galaxy Z Fold2
- ·Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ các nhóm trụ cột
- ·Thận trọng khi mua sắm trực tuyến trong mùa dịch
- ·Bảo vệ môi trường từ Ngôi nhà kế hoạch nhỏ
- ·Ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, thực thi vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam
- ·Tên gọi mới của Sổ đỏ, Sổ hồng từ năm 2025
- ·Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
- ·Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực tư pháp
- ·Điện thoại gập mới của Samsung sẽ sớm “lên kệ” ở 130 nước