【lịch thi đấu bóng đá u19 hôm nay】Để thủy sản xuất khẩu bền vững cần giải bài toán chất lượng, thị trường
Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan Vi phạm chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu có dấu hiệu gia tăng 3 thị trường xuất khẩu thủy sản “tỷ đô” của Việt Nam Nhiều dư địa xuất khẩu nông,Đểthủysảnxuấtkhẩubềnvữngcầngiảibàitoánchấtlượngthịtrườlịch thi đấu bóng đá u19 hôm nay thủy sản vào thị trường thị trường Halal Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hội nhập để phát triển bền vững |
Chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, đông lạnh
Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40% (trong đó: tôm đạt 60%, cá tra đạt 10%, cá ngừ đạt 70%, mực và bạch tuộc đạt 30%, thủy sản khác đạt 30%). Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 - 45.000 tỷ đồng. Góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14 -16 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng đang phải mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Phân tích rõ hơn về điều này, theo Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), một trong những thách thức lớn với thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu là nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao làm giảm khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, thuỷ sản Việt Nam còn phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa vì vậy đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tận dụng được 30% ưu đãi từ FTAs. Đồng thời, bên cạnh việc phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ... thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu còn phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại như: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt, quy tắc xuất xứ, IUU, quy định về SPS và TBT, môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động...
Trước những khó khăn trên, phát biểu tại hội nghị bàn giải pháp thực hiện đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 vừa được tổ chức ngày 9/12, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thuỷ sản cho biết, đề án trên nhằm đạt vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản với mục tiêu không chỉ dừng ở tăng sản lượng mà còn tập trung vào chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm.
Tuy nhiên, việc triển khai đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang gặp một số khó khăn, hạn chế đó là thị trường đầu ra một số sản phẩm thủy sản chưa ổn định; sản phẩm thủy sản chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, đông lạnh mà chưa có thực phẩm chế biến sâu; ngành nuôi biển ở Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản thủy sản, nhất là thủy sản nuôi chưa mang tính bền vững.
Xuất khẩu thuỷ sản không chỉ dừng ở tăng sản lượng mà còn tập trung vào chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Ảnh: TL |
Cần giải pháp chiến lược
Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thuỷ sản Việt để giúp ngành hàng cá tra vượt qua khó khăn Nam, đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, hai vấn đề quan trọng cần giải quyết là kiểm soát chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất để gia tăng sức cạnh tranh. Về kiểm soát chất lượng sản phẩm, Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan phải vào cuộc kiểm tra để bảo vệ chất lượng sản phẩm và uy tín của ngành cá tra Việt Nam. Bên cạnh củng cố chất lượng sản phẩm, vấn đề quan trọng cần thực hiện để gia tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu cá tra Việt Nam là phải kéo giảm giá thành sản xuất: giảm tỷ lệ hao hụt, tăng trưởng nhanh, giảm dịch bệnh, hệ số thức ăn thấp. Sức cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam đang ngày càng giảm khi các loại sản phẩm cùng phân khúc có giá sản xuất ngày càng thấp hơn. Trước đây, giá thành sản xuất cá tra chỉ 1 USD/kg, nhưng bây giờ đã là 1,2-1,3 USD/kg, cao hơn cá Alaska Pollock, chi phí thức ăn, thuốc, xăng, dầu, điện, nước tăng khiến giá thành sản xuất tăng. Hiện giá thức ăn khoảng 12.000 đồng/kg, trước đây thức ăn chiếm 55-60% giá thành sản xuất cá tra, thì nay đã tăng lên 70-80%.
Ngoài ra, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hình thành những vùng sản xuất giống cá tra tập trung, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào tất cả các công đoạn của quy trình nuôi (thức ăn, vật tư thiết yếu, công nghệ thu hoạch,…) và quy trình chế biến tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cho ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế; thúc đẩy cạnh tranh và tái cấu trúc ngành cá tra; đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. Đồng thời, tập trung phát triển các thị trường chủ lực (Mỹ, EU, Trung Quốc, Asean), đàm phán để mở cửa thị trường nhập khẩu tiềm năng (Trung Đông, Trung Mỹ), gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu của Ả Rập Xê út…
Còn theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), doanh nghiệp trong ngành cần tiếp tục củng cố chất lượng thông qua các hoạt động liên quan đến chứng nhận quốc tế. Đồng thời, tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh, nhằm xây dựng thương hiệu, khả năng quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu. “Hiệp hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành liên quan xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Việc này để tìm hướng đi cũng như nắm vững thị trường, hướng đến xuất khẩu thủy sản bền vững", ông Hòe nêu kiến nghị.
Cục trưởng Cục Thuỷ sản Trần Đình Luân khẳng định, “chìa khóa” để đạt mục tiêu đến năm 20230 Việt Nam xuất khẩu đạt 14-16 tỉ USD cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, hiệp hội ngành hàng và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. “Điều này đòi hỏi sự chuyển đổi từ tập trung vào số lượng sang chất lượng và giá trị. Đây là một thách thức lớn cho cả ngành và đặc biệt là cho các cơ quan quản lý nhà nước. Việc tăng cường chế biến sâu không chỉ giúp tăng giá trị cho các sản phẩm mà còn là cơ hội để Việt Nam chiếm lĩnh thị trường toàn cầu”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thu ngân sách nhà nước đạt trên 700.000 tỷ đồng 7 tháng năm 2019
- ·Tổng thống Trump kêu gọi Mexico nhanh chóng tái đàm phán NAFTA
- ·Tổng thống Putin trả lời trực tuyến: Đáp ứng sự mong đợi của người dân
- ·Vụ rơi máy bay quân sự ở Mỹ: Có tới 9 người thiệt mạng
- ·‘Cuộc chiến’ chống virus corona: Mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát
- ·Nhật Bản và Nga để ngỏ khả năng tổ chức đối thoại 2+2 vào 21
- ·Nga kêu gọi Mỹ không sử dụng sức mạnh quân sự trong vũ trụ
- ·Tổng thống Trump kêu gọi Mexico nhanh chóng tái đàm phán NAFTA
- ·Thủ tướng đề nghị Đồng Nai giải ngân 17.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Long Thành
- ·Ngoại trưởng Mỹ không đặt khung thời gian phi hạt nhân hóa Triều Tiên
- ·Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Tin tưởng vào năm có nhiều bứt phá trong hoạt động TCĐLCL
- ·NASA chuẩn bị phóng vệ tinh theo dõi lớp băng tan chảy của Trái Đất
- ·8,3 triệu cử tri Campuchia bắt đầu bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI
- ·Nhật Bản dỡ bức tượng "Em bé Mặt Trời" gây tranh cãi tại Fukushima
- ·29 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày đầu tiên nghỉ Tết Dương lịch
- ·Nhật Bản: Bão Jebi tàn phá khủng khiếp, gần 170 người thương vong
- ·Nước Pháp đón Quốc khánh trong không khí chờ trận chung kết
- ·Pháp để ngỏ về các cuộc tấn công Syria trong tương lai
- ·Địa phương phải nắm danh sách đối tượng 'ngáo đá'
- ·Venezuela bắt giữ hơn 100 đối tượng âm mưu phá hoại kinh tế