【tỷ số wap】Tạm cấp 1.270 tỷ đồng tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Phải chủ động thêm các nguồn lực của địa phương
1.270 tỷ đồng này được trích từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2019, cấp cho 6 địa phương, gồm: Hải Dương 280 tỷ đồng, Hưng Yên 180 tỷ đồng, Thái Bình 335 tỷ đồng, Hà Nam 175 tỷ đồng, Nam Định 225 tỷ đồng, Quảng Ninh 75 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề nghị các địa phương này chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện rút dự toán số kinh phí hỗ trợ nêu trên tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 5/12/2018 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019.
Đồng thời, phải quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí tạm cấp nêu trên, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Chủ động sử dụng nguồn NSTW hỗ trợ và các nguồn lực của địa phương, nguồn lực huy động hợp pháp khác để kịp thời xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh, không để phát sinh các ổ dịch mới cũng như kịp thời khôi phục sản xuất.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương được tạm cấp kinh phí hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp xã thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại bảo đảm công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức hỗ trợ theo quy định của cấp có thẩm quyền. Kết thúc đợt dịch bệnh hoặc cuối năm, căn cứ kết quả thực chi của địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Được biết, trước đó, trên cơ sở tờ trình đề xuất của Bộ Tài chính, ngày 12/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-TTg tạm cấp 1.270 tỷ đồng cho 6 địa phương nêu trên.
Đây là 6 địa phương dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng (toàn bộ địa bàn các huyện của tỉnh), cơ chế lây lan nhanh, phức tạp, kéo dài, cường độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ lợn chết khi đã nhiễm bệnh cao, trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị bệnh. Do đó, nhu cầu kinh phí NSNN hỗ trợ tiêu hủy lợn nhiễm bệnh trên địa bàn các tỉnh này là rất lớn, vượt quá dự phòng của ngân sách địa phương (NSĐP).
Địa phương phải chịu trách nhiệm tính chính xác của số liệu
Tính đến ngày 24/5/2019, số kinh phí 6 địa phương đề nghị đã lên đến 2.398 tỷ đồng. Trong đó: Hải Dương 516,5 tỷ đồng, Hưng Yên 341,4 tỷ đồng, Thái Bình 576 tỷ đồng, Hà Nam 338,9 tỷ đồng, Nam Định 410 tỷ đồng, Quảng Ninh 215 tỷ đồng và còn có thể tiếp tục tăng so với số địa phương đã báo cáo.
Theo Bộ Tài chính, để các địa phương có nguồn kinh phí kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi trong khi chờ Bộ NN&PTNT trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước mắt bổ sung kinh phí hỗ trợ các địa phương theo nguyên tắc như sau: Về mức hỗ trợ, tạm xác định theo các quyết định của UBND tỉnh đối với các mức giá lợn hơi trung bình trên thị trường địa bàn theo tinh thần Nghi quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, trong đó quy định chi tiết mức hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ và báo cáo tình hình thực hiện của địa phương sẽ xem xét xử lý chính thức sau. Về số lượng lợn (kg) được hỗ trợ tiêu hủy, căn cứ theo báo cáo của địa phương vào từng thời điểm điều chỉnh mức giá lợn hơi trên thị trường địa bàn. Địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo, về mức giá, số lượng lợn tiêu hủy, mức kinh phí đề nghị NSTW hỗ trợ.
Về cơ chế hỗ trợ từ NSTW, theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP: Các tỉnh/thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50%: NSTW hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ NSNN. Các tỉnh, thành phố chưa tự cân đối ngân sách còn lại: NSTW hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ NSNN. Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần NSĐP đảm bảo vượt quá 50% nguồn dự phòng NSĐP được Thủ tướng Chính phủ giao, NSTW sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng NSĐP đế các tỉnh, thành phổ có đủ nguồn để thực hiện.
Theo quy định nêu trên, các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh được hỗ trợ 50% nhu cầu kinh phí; các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hà Nam được hỗ trợ 70% nhu cầu kinh phí. Trường hợp phần NSĐP bảo đảm vượt quá 50% dự phòng NSĐP được Thủ tướng Chính phủ giao, NSTW sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng NSĐP để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính xác định nhu cầu kinh phí NSNN hỗ trợ cho 6 địa phương là 2.398 tỷ đồng, số NSTW dự kiến hỗ trợ là 1.822 tỷ đồng (gồm: phần NSTW hỗ trợ theo tỷ lệ là 1.464 tỷ đồng, phần NSTW hỗ trợ thêm do phần NSĐP bảo đảm còn lại vượt quá 50% dự phòng NSĐP được Thủ tướng Chính phủ giao là 358 tỷ đồng), số kinh phí tạm cấp 70% cho các địa phương là 1.270 tỷ đồng./.
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Kết quả bóng đá HAGL 1
- ·Cần điều chỉnh mã HS đối với mặt hàng tiền chất thuốc nổ
- ·Tiếp tục kiểm tra nồng độ cồn tài xế xe khách, xe buýt
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Kết quả Viettel 1
- ·Gắn phong trào thanh niên với học tập và làm theo lời Bác
- ·Tiếp tục kiềm chế, giảm số vụ tai nạn giao thông đường bộ và đường sắt
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Bộ Tài chính tiếp tục yêu cầu chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Gặp trưởng ban giỏi toàn năng
- ·Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XIII: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức
- ·Hải quan Tây Ninh: Gỡ nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp XNK
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Giỏi chuyên môn, tích cực công tác hội
- ·Kết quả Bình Định 3
- ·Lợi trước mắt, hại lâu dài
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Từ những việc làm thiết thực