【kqbd truc tuyen 24h hom nay】Đồng Phú bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS
Ấp Thuận Tiến,ĐồngPhuacutebảotồnvagravephaacutethuygiaacutetrịvăkqbd truc tuyen 24h hom nay xã Thuận Lợi là điển hình trong bảo tồn và phát huy các văn hóa đặc sắc của người S’tiêng ở Đồng Phú. Toàn ấp có 350 hộ với 1.476 người, trong đó 80% số dân là người S’tiêng. Hiện nay, ấp còn lưu giữ 2 bộ cồng, chiêng, duy trì đội cồng chiêng gồm 5 người, đội văn nghệ 12 người, 1 đội đẩy gậy, 1 đội bắn nỏ và hơn 10 gia đình làm nghề dệt thổ cẩm, đan gùi.
Già làng Điểu Sết ở ấp Thuận Tiến, xã Thuận Lợi duy trì đan gùi phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình
Để nét văn hóa không bị mai một, nhiều năm qua, các cấp, ngành trong huyện thường xuyên quan tâm, đến từng gia đình động viên, tuyên truyền để bà con hiểu và trân quý những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình; đồng thời tập trung xây dựng lực lượng nòng cốt truyền dạy cho thế hệ trẻ các làn điệu dân ca, cách đánh cồng chiêng, các nghề truyền thống như đan gùi, dệt thổ cẩm... Vì muốn lưu giữ những nét văn hóa đại diện của dân tộc để con cháu đời sau biết về nguồn cội nên nhiều năm nay, già làng Điểu Sết ở ấp Thuận Tiến tích cực hướng dẫn lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, hiểu ý nghĩa của tiếng cồng, tiếng chiêng trong các lễ hội. Già Điểu Sết nói: “Cồng chiêng đối với chúng tôi là bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá, biểu tượng cho sức mạnh vật chất lẫn tinh thần của người S’tiêng. Tôi biết đánh chiêng từ năm lên 10 tuổi. Mong muốn của tôi là truyền dạy cho thế hệ sau để lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. Ngoài ra, già làng Điểu Sết còn duy trì đan gùi phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong gia đình. Bởi đối với già, dù hiện nay có nhiều vật dụng thay thế nhưng chiếc gùi không chỉ mang lại thuận lợi cho người dùng mà còn là biểu tượng văn hóa của người S’tiêng.
Đồng bào DTTS ở Đồng Phú đa số là người Tày, Nùng với khoảng 12.281 người. Những năm gần đây, phong trào đàn tính, hát then phát triển khá mạnh, xuất hiện thường xuyên trong các hội diễn, hội thi văn nghệ quần chúng của huyện và trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của người Tày, Nùng trên địa bàn. Sau thời gian lao động, bà con lại bồi đắp cho mình món ăn tinh thần với cây đàn tính và những điệu then mộc mạc, tình tứ. Hiện nay, huyện Đồng Phú có 4 câu lạc bộ đàn tính, hát then hoạt động khá bài bản, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Các câu lạc bộ này thường đại diện huyện, xã đi tham gia biểu diễn tại các hội diễn trong và ngoài huyện.
Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Nhờ vậy, nhiều nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng nâng cao, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, củng cố quốc phòng - an ninh và thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn. Ông Lê Tiến Định, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đồng Phú |
Bà Nội Thị Uyên, Chủ nhiệm Câu lạc bộ đàn tính, hát then xã Tân Hòa cho biết: Câu lạc bộ sinh hoạt 3-4 lần mỗi tháng, còn khi nông nhàn hoặc chuẩn bị tham gia hội thi, hội diễn, các thành viên tập trung tập luyện liên tục. Mới đầu, câu lạc bộ hoạt động gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên với mong muốn bảo tồn nét văn hóa của dân tộc Tày, Nùng nên câu lạc bộ tích cực tập luyện và đóng góp tiền mua đạo cụ, trang phục cần thiết phục vụ biểu diễn. Với sự nỗ lực của các thành viên đến nay, câu lạc bộ đã đem lại những tiết mục biểu diễn đặc sắc. Không chỉ sưu tầm, học hát làn điệu then cổ, các thành viên còn sưu tầm nhiều điệu then với lời mới; thường xuyên giao lưu với các câu lạc bộ ở trong và ngoài huyện, tích cực tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, định kỳ 2 năm/lần, huyện Đồng Phú lại tổ chức liên hoan văn hóa - thể thao các DTTS với nhiều hoạt động phong phú như: giao lưu văn hóa, văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc, biểu diễn cồng chiêng; thi đấu các môn thể thao truyền thống như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co... Ngoài ra, trong nhiều chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đều đưa một số tiết mục văn nghệ đặc sắc của đồng bào DTTS vào biểu diễn như một cách để quảng bá, tuyên truyền đến mọi người về nét văn hóa độc đáo, qua đó chung tay bảo tồn, phát huy. Đồng thời, trung tâm thường xuyên cử cán bộ về cơ sở nắm bắt, động viên các câu lạc bộ cũng như tìm kiếm những hạt nhân kế cận để gầy dựng phong trào...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trao quyết định bổ nhiệm hai tân Phó Thủ tướng Chính phủ
- ·Điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Hà Nội cao nhất 42,05
- ·Đồng Nai: Cần sớm khơi thông điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
- ·Làm gì để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?
- ·Làm thêm giờ mà không được chế độ, phải làm sao?
- ·Điểm tên mặt hàng nông sản Việt đang được thị trường Nga mua nhiều nhất
- ·Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt tăng tháng thứ 3 liên tiếp
- ·Hà Nội: Nếu giải ngân vốn đầu tư công chậm thì có thể sẽ không tiếp tục giao vốn
- ·Bé 3 phần sống 7 phần chết, cha sợ...con quyết mổ
- ·Kinh nghiệm quốc tế trong việc ổn định giá xăng dầu
- ·Pháp luật quy định về cơ sở nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi như thế nào?
- ·Robot giao hàng tự động tại Anh
- ·Đoàn công tác Kho bạc Nhà nước dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên
- ·Cơ hội cho doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới mở rộng thị trường
- ·Đánh vợ: Phạt chồng 1.250.000 đồng
- ·Công bố kết luận thanh tra về sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm
- ·Mưa xối xả hơn một giờ, hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM ngập sâu
- ·Nhà mạng đã ngặn chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 4 tháng
- ·Chợ tiền tỉ bỏ hoang cho cỏ mọc
- ·Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dùng Internet