【kêt qua serie a】Còn tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, không thể gỡ được "thẻ vàng" IUU
Các DN cam kết thực hiện tốt 5 không: Không thu mua, không nhập khẩu, không vận chuyển, không chế biến và không xuất khẩu thuỷ sản khai thác IUU sang bất cứ thị trường nào. Ảnh: T.H |
Xuất khẩu giảm vì "thẻ vàng"
Tháng 10/2017, ngành Thủy sản Việt Nam bị EC áp "thẻ vàng" cảnh báo bởi các hành vi vi phạm quy định quốc tế về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không thông báo và không theo quy định-IUU.
Đến nay, đã 3 năm trôi qua, dù có nhiều nỗ lực, Việt Nam vẫn chưa được EC thu hồi "thẻ vàng". Những nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU của Việt Nam vẫn tiếp tục phải thực hiện, do ở một số nơi, ngư dân vẫn chưa thực hiện nghiêm túc.
Phân tích ảnh hưởng của "thẻ vàng" tới XK thuỷ sản, bà Nguyễn Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Uỷ ban Hải sản cho rằng, EU luôn là thị trường top 4 của thuỷ sản Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu 1,2-1,4 tỷ USD/năm. Trong đó, mặt hàng hải sản khai thác chiếm 30-37% so với trị giá 380 - 480 triệu USD.
“Tuy nhiên XK thuỷ sản trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm vì tác động của "thẻ vàng", nhu cầu sụt giảm và năm 2020 chịu tác động kép của dịch Covid-19. Từ năm 2019, XK thuỷ sản sang EU chỉ còn chiếm 11,6% tổng lượng thuỷ sản XK, rơi xuống vị trí thứ 4 sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc”- bà Sắc nhấn mạnh.
Đáng chú ý, XK hải sản sang EU bị tác động giảm rõ rệt từ khi EU áp "thẻ vàng" IUU đối với Việt Nam: năm 2018 giảm 6%, năm 2019 giảm 15% và 9 tháng năm 2020 giảm 13%. EU từ top thị trường nhập khẩu hải sản của Việt Nam và tụt xuống vị trí thứ 5 kể từ năm 2018, sau khi Việt Nam bị cảnh báo "thẻ vàng" IUU.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất ra Thông báo về giải pháp và cam kết của cộng đồng DN cùng các kiến nghị với cơ quan nhà nước.
Theo đó, các DN hải sản cam kết tiếp tục chung tay cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý và bà con ngư dân thực hiện chương trình chống khai thác IUU. Nói không với thuỷ sản khai thác IUU: Không thu mua, không NK, không vận chuyển, không chế biến và không XK thuỷ sản khai thác IUU sang bất cứ thị trường nào.
Còn vi phạm, khó gỡ "thẻ vàng"
Đánh giá về việc thực hiện chống khai thác IUU, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, thực hiện chống khai thác IUU, Việt Nam đã củng cố cơ sở pháp lý, như: ban hành Luật Thuỷ sản 2017, 2 nghị định, 8 thông tư. Như vậy, môi trường pháp lý cho ngành Thuỷ sản cơ bản được hoàn thành. Các văn bản pháp lý này sẽ có tham vấn của châu Âu.
Bên cạnh đó, thực hiện IUU, còn có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản 81 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định vấn đề này. Theo đó, tất cả các ngành, các cấp đều phải vào cuộc thực hiện.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Chiến lược phát triển thuỷ sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất để trình Chính phủ.
Cá ngừ XK sang EU giảm rõ rệt. Ảnh: T.H |
Trước mắt, Việt Nam sẽ giảm cường lực, sản lượng khai thác, nhưng tăng cường nuôi biển. Đề án nuôi biển đến 2030 cũng đang được hoàn tất để trình Chính phủ để tận dụng bờ biển dài tại 28 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo đại diện một số doanh nghiệp XK thuỷ sản, hiện nay vẫn ghi nhận một số tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài như Thái Lan, Indonesia và bị chính quyền các nước đó bắt giữ.
Khẳng định qua đợt thanh tra của EU, họ cho rằng, nếu còn tàu cá vi phạm không bao giờ được gỡ "thẻ vàng", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngư dân, các doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan chức năng phải tuân thủ, chung sức, đồng lòng thực hiện tốt để quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU trong thời gian sớm nhất.
Theo đó, Việt Nam cần phải tăng cường tuyên truyền và phổ biến cho ngư dân biết về hậu quả của hành vi đánh bắt thủy sản trái phép để ngư dân không vi phạm. Bên cạnh đó, phải có chế tài mạnh hơn đối với các hoạt động vi phạm, thậm chí là áp dụng các biện pháp hình sự đối với những người vi phạm để bảo đảm không còn hoạt động đánh bắt trái phép.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Sản phẩm của Vinamilk vinh dự được chọn phục vụ cho các sự kiện lớn của Quốc gia
- ·5 lý do Infinix HOT 11 2022 là chiếc điện thoại đáng mua phân khúc 2
- ·iPhone đời đầu nguyên seal có giá gần 40.000 USD
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Trong 5 năm, Facebook, Google nộp thuế hơn 2.000 tỷ đồng
- ·Saigon Co.op: Đưa vào hoạt động nhiều cửa hàng thực phẩm phục vụ Tết
- ·NutiFood được vinh danh thương hiệu dẫn đầu năm 2020
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Lại mạo danh TikTok, VPBank để lừa đảo
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
- ·10/10 là Ngày chuyển đổi số Bộ KH&ĐT
- ·Nơi người dân không thể sống thiếu Internet dù chỉ một ngày
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·18 ngân hàng, 4 công ty fintech được vinh danh về sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu
- ·Quyết định điều chỉnh KĐT Mỹ Hưng
- ·Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi "đuối" trên sân nhà
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Vingroup tài trợ 20 tỉ đồng nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin