【liịch thi đấu c1】Ngân sách nhà nước ưu tiên chi hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Chi trên 12.000 tỷ đồng từ NSNN phòng, chống DTLCP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Số liệu từ báo cáo này cho thấy, tổng kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh đến tháng 5/2020 khoảng 13.248,61 tỷ đồng.
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại 63 tỉnh/thành phố cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay cho 163,61 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh dư nợ 479 tỷ đồng.
Bộ NN&PTNT cho biết, qua tổng hợp báo cáo nhanh của các địa phương, với nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn lực của địa phương, các tỉnh, thành phố đã khẩn trương thực hiện chi trả hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng của bệnh DTLCP.
Tính đến ngày 31/5/2020, tổng số kinh phí đã chi từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện chính sách phòng, chống bệnh DTLCP là trên 12.000 tỷ đồng, bằng khoảng 98% nhu cầu kinh phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Theo Bộ NN&PTNT, đối với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương, kết thúc năm 2019, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, căn cứ quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã bổ sung có mục tiêu từ dự phòng ngân sách trung ương cho 53 địa phương để thực hiện công tác phòng, chống DTLCP năm 2019 là 4.970 tỷ đồng.
Trong năm 2020 (tính đến 31/5/2020), Bộ Tài chính đã bổ sung thêm từ ngân sách trung ương cho các địa phương là 489 tỷ đồng. Tổng kinh phí trung ương đã xuất cấp hỗ trợ 56 tỉnh, thành phố từ năm 2019 đến hết tháng 5/2020 là 5.459 tỷ đồng, tương đương khoảng 72% số kinh phí ngân sách trung ương dự kiến phải hỗ trợ địa phương.
Hiện nay, còn lại khoảng 2.100 tỷ đồng ngân sách trung ương phải hỗ trợ. Tuy nhiên, các địa phương phải có báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh DTLCP (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), Bộ Tài chính sẽ xem xét, hỗ trợ theo quy định.
Tăng tính chủ động của địa phương trong triển khai hỗ trợ phòng, chống dịch
Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 793), các địa phương đã gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trước tiên, bệnh DTLCP là bệnh rất nguy hiểm ở lợn, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Diễn biến dịch bệnh ở các nước trong khu vực đang rất phức tạp; nguy cơ tái phát dịch tại các địa phương đã qua 30 ngày là rất cao.
Bên cạnh đó, QĐ 793 chưa có quy định hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an tham gia tổ chức sản xuất, chăn nuôi lợn. Do đó, các địa phương chưa có căn cứ để hỗ trợ đối tượng này. Không những vậy, giá lợn giống, chi phí thuốc sát trùng, chi phí xét nghiệm bảo đảm lợn giống không có mầm bệnh, triển khai các biện pháp phòng, chống.
Ngoài ra, QĐ 793 đã giao chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc trình HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật. Tuy nhiên, chưa giao việc quyết định về thành phần tham gia phòng, chống dịch bệnh. Vì vậy, một số địa phương gặp khó khăn trong việc xác định thành phần thuộc diện được hỗ trợ...
Để tháo gỡ vướng mắc này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, Bộ NN&PTNT đồng quan điểm với Bộ Tài chính, đối với trường hợp cần tăng tính chủ động của địa phương trong việc triển khai hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhanh dân cùng cấp quyết định 13 định mức hỗ trợ phù hợp cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống DTLCP, có thể cao hơn quy định; ngân sách địa phương đảm bảo phần kinh phí tăng thêm này.
Cụ thể, đề xuất quy định giao chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc trình HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định thành phần và mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch bệnh động vật; thực hiện việc tiêu hủy lợn, phun hóa chất khử trùng tiêu độc, phục vụ tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật; trực phòng, chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị và tham gia triển khai các nhiệm vụ tại cơ sở; thống kê đàn vật nuôi, xác định, xác nhận thiệt hại do dịch bệnh với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương (150.000 đồng/người/ngày làm việc; 250.000 đồng/người/ngày ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
Khánh Linh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Bạn đọc tiếp sức cho gia đình người dân tộc Thái có hai con mắc bệnh hiểm
- ·Niềm vui đầu năm học của các em học sinh Bản Tăn
- ·Bạn đọc VietNamNet ủng hộ gần 500 triệu đồng cho bé Bích Chăm
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Sẽ chẳng còn gì có ý nghĩa nếu trẻ không vui
- ·Đợi chờ mùa Xuân
- ·'Nhờ cái chân giả, em không còn thấy mình là người vô dụng'
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·“Cảm ơn các cô chú đã thương con”
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Giấc ngủ bất an dưới gầm giường của bé gái ung thư người Chăm
- ·Nhật Bản chọn ASEAN là bàn đạp để xuất khẩu
- ·Mắc ung thư xương, mẹ đau khổ chứng kiến con thơ khát sữa khóc ngặt
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Bé gái mắc hai bệnh hiểm nghèo được ủng hộ 60 triệu đồng
- ·Truy nã bị can bỏ trốn
- ·Học bổng cô giáo Nhế nâng bước đến trường cho trẻ nghèo Đồng Tháp
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Bố mẹ lần lượt qua đời, 2 chị em 5 tuổi người Mường ở Thanh Hóa không nơi nương tựa