【kết quả bóng đá đức mới nhất】TKV khẳng định vị thế 1 trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia
Trong chặng đường 30 năm hình thành và phát triển,ẳngđịnhvịthếtrongtrụcộtnănglượngquốkết quả bóng đá đức mới nhất Tập đoàn TKV đã có một quá trình tăng trưởng vượt bậc, ổn định, bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu. Hành trình không ngừng kiến tạo để bứt phá của TKV được ghi nhận với những bước tiến mới về hạ tầng công nghệ và trình độ khai thác, về trách nhiệm với địa phương trong tang trưởng kinh tế và an sinh xã hội, mục tiêu xây dựng mô hình doanh nghiệp xanh, phát triển bền vững.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa quy trình sản xuất, vận chuyển luôn là ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Tập đoàn TKV. Ảnh: Lãnh đạo Tập đoàn TKV kiểm tra hiện trường tiến độ thực hiện Dự án hệ thống băng tải than từ Kho than G9 đi cảng Hóa Chất - Mông Dương |
Tăng trưởng vượt bậc, ổn định
Theo báo cáo của TKV, tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994, đến cuối năm 2023, tổng tài sản đạt 114 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 97 lần so với năm 1994.
Đại diện lãnh đạo TKV bày tỏ, mặc dù một số năm doanh thu giảm so với năm trước liền kề do nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, nhu cầu than trong nước giảm nhưng nhìn chung trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, doanh thu toàn Tập đoàn đã có bước tăng trưởng vượt bậc, đều đặn với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm.
Cụ thể, nếu như năm 1994 - năm đầu thành lập, doanh thu toàn Tập đoàn với tên gọi là Tổng công ty Than Việt Nam chỉ là con số khiêm tốn 1,845 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2023 đã đạt mức 168,10 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 91 lần và tăng 166,25 nghìn tỷ đồng so với năm 1994. Tổng doanh thu của TKV trong giai đoạn từ năm 1994 - 2023 đạt 1,9 triệu tỷ đồng, bình quân đạt 65,7 nghìn tỷ đồng/năm. Đây là con số đặc biệt ấn tượng, thể hiện sự tăng trưởng quy mô của TKV về chiều rộng.
Trong đó, hoạt động xuất khẩu than, alumina…với kỷ lục cao nhất vào hai năm 2010-2011 đạt trên 1,5 tỷ USD/năm, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn giúp TKV chủ động thanh toán các khoản nợ ngoại tệ, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, từ năm 2014, sản lượng xuất khẩu than giảm do quy định về cấp phép của Bộ Công Thương nhưng sản lượng xuất khẩu alumina lại tăng mạnh. Từ năm 2014-2023, TKV đã xuất khẩu bình quân đạt 634 triệu USD/năm và năm 2022 là năm đạt cao nhất với con số hơn 1 tỷ USD.
Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Tập đoàn cho biết: Mặc dù gặp nhiều thách thức như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và đại dịch Covid-19, TKV vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, đặc biệt năm 2022 là năm Tập đoàn đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất từ khi thành lập với lợi nhuận trước thuế đạt 10,6 nghìn tỷ đồng.
Là một Tập đoàn kinh tế đa ngành gồm: than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất cơ khí và kinh doanh dịch vụ khác nhưng TKV tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất chính, mang tính cốt lõi là than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp. Nhiều năm qua, tất cả các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả; trong đó, sản xuất than luôn là lĩnh vực có tỷ trọng lợi nhuận cao nhất.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ trọng lợi nhuận của TKV của một số ngành như: khoáng sản, vật liệu nổ… có xu hướng tăng lên đã cho thấy TKV đang hướng tới chiến lược phát triển bền vững, từng bước giảm bớt phụ thuộc vào sản xuất than, kinh doanh than. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất khác thân thiện với môi trường theo đúng cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 về vấn đề giảm thiểu khí thải nhà kính và tiến tới ngừng sử dụng than “không suy giảm”. Lĩnh vực khoáng sản đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là 2 dự án alumina. Kể từ khi đi vào vận hành thương mại, dự án Tân Rai (tháng 10/2013), dự án Nhân Cơ (tháng 7/2017) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển cho một ngành công nghiệp hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Tăng khả năng tự chủ tài chính
Nhờ phát huy sản xuất kinh doanh hiệu quả, TKV đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Trong đó, riêng số nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ninh chiếm đến 60%, đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh. Đặc biệt, năm 2023, Tập đoàn đã nộp ngân sách nhà nước cao kỷ lục kể từ khi thành lập với giá trị 29.216 tỷ đồng (hơn 1,1 tỷ USD), trong đó, số nộp ngân sách nhà nước của TKV tại Quảng Ninh chiếm 41% thu ngân sách của tỉnh.
Cùng với đó, vốn nhà nước tại TKV cũng tăng từ 778 tỷ đồng vào năm đầu thành lập lên 48,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2023. Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty mẹ đạt 35.000 tỷ đồng, TKV đang tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt tăng bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ từ 35 nghìn tỷ đồng lên mức 42 nghìn tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025.
Về quản trị tài chính, Tập đoàn từng bước chuyển đổi và hoàn thiện công tác quản trị tài chính thông qua việc thanh toán trực tiếp cho các công ty khai thác và tập trung thu xếp vốn tại Công ty mẹ; áp dụng công nghệ số trong kế toán tài chính, bao gồm hóa đơn điện tử và chuyển tiền điện tử. Từ năm 2017, TKV đã thực hiện hoán đổi tiền tệ SWAP, giúp giảm thiểu rủi ro tỷ giá hối đoái và sinh lời khoảng 355 tỷ đồng từ 735 triệu USD.
Bên cạnh đó, TKV chú trọng quản lý công nợ và đã thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước và đối tác. Tập đoàn không có nợ quá hạn và sử dụng các phương pháp bù trừ công nợ nội bộ để tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thanh toán.
Hệ số tài chính của TKV được duy trì trong giới hạn an toàn. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 14,6%/năm, với mức cao nhất là gần 19% vào năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt bình quân 4,5%/năm. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn thường xuyên duy trì trên 1 lần, cho thấy khả năng thanh toán tốt. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đều thấp hơn mức trần là 3 theo quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP, năm 2023 hệ số này chỉ còn ở mức 1,24 lần, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của TKV ngày càng cao.
Việc thoái vốn theo đề án Tái cơ cấu của Tập đoàn được TKV thực hiện đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Hiện TKV đang tiếp tục triển khai công tác thoái vốn tại 19 công ty con và công ty liên kết theo Đề án cơ cấu lại đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1263/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 với mục tiêu tập trung các nguồn lực vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản tiếp tục tạo đà cho giai đoạn tăng trưởng mới.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhiều sai phạm, dự án 33 triệu đô Nha Trang Sao bị thu hồi
- ·Hội thảo chuyên đề khoa học
- ·Mới 3 tuổi đã biết đọc chữ vanh vách
- ·Nông thôn mới
- ·Vụ cháy chung cư Carina Sài Gòn: Chuông báo động hoàn toàn tê liệt
- ·Phát huy vai trò trong phòng, chống tác hại thuốc lá
- ·Ba tình huống phòng, chống dịch bệnh vi
- ·Cây nhàu chữa bệnh nhức mỏi xương khớp
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 413 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·870 lượt bệnh nhân được hỗ trợ từ quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo
- ·Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nghiêm trọng liên quan virus corona ở trẻ em
- ·Tích cực thực hiện chiến dịch
- ·Ấm tình ngày xuân
- ·Triển vọng với mô hình trồng cây Ba Kích trên cơ chất
- ·Ngang nhiên trộm cắp thiết bị trên đường cao tốc tại Quảng Ninh
- ·Siêu nhí cừ khôi
- ·Thí sinh “chê” xét tuyển vào đại học, cao đẳng?
- ·95 giáo viên tham gia hội thi
- ·Đáp án môn Toán mã đề 114 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Trên 1.000 trẻ mắc các bệnh đường hô hấp