【athletic bilbao vs almeria】Cẩn trọng với cây cảnh trong nhà
Cây hồng môn với chất độc nằm trong củ,ẩntrọngvớicacircycảathletic bilbao vs almeria có thể gây ngộ độc cho người nếu không cẩn thận |
Đang điều khiển một cuộc họp quan trọng, chị N.T.P. - giám đốc marketing một công ty chuyên về kiểm toán độc lập - đã cuống cuồng khi người giúp việc gọi điện báo đứa con trai 2 tuổi của chị bỗng dưng tím tái, sùi bọt mép.
Vẫn chưa hoàn hồn sau một tuần chăm sóc con ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM), chị P. kể: “Chỉ vì cây vạn niên thanh chúng tôi trồng trong phòng khách. Nghĩ lại mới thấy mình thật dại, nhà có trẻ con thì khi mua cây nên tìm hiểu kỹ”.
Cũng theo chị P., con trai chị khi chơi quanh quẩn gần cây vạn niên thanh đã bứt lá cây cho vào miệng rồi nuốt luôn. Rất may gia đình đã đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Sát thủ không giấu mặt
Một số loại cây thường được trồng và có chứa độc tố Theo TS sinh học Bùi Văn Lệ, một số cây có chứa độc tố là trúc đào, thơm ổi, lưu ly, đỗ quyên, hồng môn, anh thảo, môn kiểng, ý lan, xương rồng bát tiên, chuỗi ngọc, môn lá lớn, dạ lan, cẩm tú cầu, xương rồng kiểng, thủy tiên, một số loại trầu bà, huệ lily, ngô đồng. |
Sau sự cố kinh khủng đó, chị P. bắt đầu lên mạng tìm hiểu các loại cây cảnh không nên trồng trong nhà và chị ngớ người ra vì không chỉ có vạn niên thanh mà những cây chị đang trồng khắp nhà và công ty như ý lan, đỗ quyên hay hồng môn đều có chứa độc chất, nếu không cẩn thận sẽ gây ngộ độc.
Dạo quanh các vựa cây cảnh lớn ở đường Phan Huy Ích, Q.Gò Vấp, TP.HCM, không khó tìm mua những loại cây như đỗ quyên, ý lan, đại phú...
Tại một vựa cây, khi chúng tôi hỏi mua hai chậu cây vạn niên thanh, đại phú để trồng và hỏi cây này có độc không thì được một nhân viên ở đây quả quyết: “Cây này không có chất độc”!
Trong khi đó, một loại cây được nhiều người hỏi mua hiện nay là thơm ổi (có tên khác là hoa ngũ sắc) thì theo anh Trần T.- nhân viên vựa cây, cây này thường mọc ở bờ rào hoặc gần nghĩa địa. Đất càng khô cằn hoa càng ra nhiều nên người ta rất thích mua về trồng trên sân thượng hoặc sân nhà.
“Tôi biết cây này vì hồi xưa ở quê mọc đầy ngoài nghĩa địa. Lá cây này đụng vào da mình nhiều có thể gây bỏng rát, nếu con nít ăn phải thì bị tiêu chảy và ngộ độc. Tôi nói với chủ vựa rồi nhưng họ bảo chẳng có ai điên mà ăn lá cây! Có người mua thì phải có người bán, lo gì”...
Cân nhắc trước khi trồng
TS sinh học Bùi Văn Lệ, Trường đại học Khoa học tự nhiên (TP.HCM), cho rằng: “Nếu nhà có trẻ nhỏ thì tốt nhất nên biết cách nói không với chuyện trồng cây trong nhà. Nguy cơ bị ngộ độc do trẻ nhai hoặc nuốt lá cây rất cao nếu không có sự kiểm soát của người lớn, chưa kể những loại cây còn thường xuyên thải ra khí độc gây dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa...”.
TS Lệ cho rằng trồng cây tuy dễ mà khó, tuy khó mà rất dễ nếu người dân tự trang bị những kiến thức đơn giản nhất về cây cối.
“Thời đại này, chỉ cần vào Google là bạn đã có danh sách những loại cây không nên trồng trong nhà vì có chứa độc tố, khí độc. Tuy nhiên, tôi nghĩ các trường học hoặc các bậc phụ huynh nên trang bị cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất cách phân biệt loại cây có độc thường xuyên xuất hiện xung quanh cuộc sống các em. Điều đó không phải là thừa, ít ra các em cũng biết cách tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh” - TS Lệ chia sẻ.
Trong một khảo sát nhỏ với 20 người chúng tôi gặp tình cờ khi đi mua cây, đi siêu thị, đi nhà sách thì có đến 19/20 người lắc đầu bảo rằng cây cảnh làm gì mà có độc, có độc thì sao người ta bán? Một người còn lại cho rằng không thích trồng cây vì không có thời gian chăm sóc.
Chia sẻ về vấn đề trồng cây trong nhà, kiến trúc sư nội thất Phan Đăng Lạc Việt cho rằng: “Điều nên làm nhất là từ những vựa cây, người ta chỉ cần với mỗi loại cây nên cho khách hàng một chiếc bảng nhỏ để ghi rõ tên, xuất xứ cây. Và khi cần phải khuyến cáo: nhà có trẻ nhỏ thì không nên trồng. Tôi nghĩ điều đó chẳng có thể giảm sức mua hay nhận được sự dè dặt của khách hàng, vì nếu nhà có người lớn thì chuyện trồng hồng môn, vạn niên thanh là bình thường”.