【kèo 2.25】Khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
Vi phạm phổ biến ở mọi quy mô doanh nghiệp
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2012 đến 2017, tổng số DN đăng ký hoạt động XNK là 108.242 DN. Trong đó, tổng số DN đăng ký tờ khai trên Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) trong năm 2012 là 68.685 và năm 2017 là 81.864 DN. Tốc độ tăng bình quân về giá trị của hàng hóa XK, NK cho giai đoạn 2012-2016 là 13%, với số lượng tờ khai hải quan tăng trung bình 11,23%. Dự báo đến năm 2020, kim ngạch XNK tăng trên 80% và số lượng tờ khai sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015.
Mặc dù số lượng DN tham gia hoạt động XNK luôn tăng nhanh và biến động qua các năm nhưng số lượng DN tham gia hoạt động XNK thường xuyên lại thấp và số lượng DN tham gia hoạt động XNK có quy mô vừa và nhỏ chiếm đa số trong cơ cấu. Mặt khác, số DN này thường thiếu tính chuyên nghiệp, nguồn lực đầu tư cho hoạt động quản lý còn hạn chế nên DN dễ dàng bị mắc lỗi. Bên cạnh đó, số lượng DN hoạt động XNK không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, mức độ bền vững trong hoạt động kinh doanh thấp, luôn tiềm ẩn rủi ro cao cũng là thách thức cho cơ quan Hải quan trong thu thập thông tin và xác định đối tượng kiểm soát trọng điểm.
Về tình hình vi phạm trong lĩnh vực hải quan, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2012-2016, số lượng các vụ vi phạm hình sự có xu hướng gia tăng, số lượng các vụ vi phạm hành chính có xu hướng ổn định với số lượng trung bình khoảng 20.000 vụ/năm. Điều đáng nói, phương thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng phổ biến, phức tạp. Các vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý, vô ý (sơ suất, bất cẩn dẫn tới vi phạm có tổ chức); vi phạm có tính chất lặp lại với mọi quy mô DN (từ DN vừa và nhỏ đến DN có quy mô lớn); mọi cấp độ (từ vi phạm hành chính đến hình sự); mọi lĩnh vực (từ thủ tục, khai hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đến thực hiện chính sách thuế, chính sách mặt hàng).
Khuyến khích tuân thủ pháp luật
Luật Hải quan năm 2014 và các cam kết (Công ước Kyoto sửa đổi, các Hiệp định FTA, các Hiệp định trong khuôn khổ Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)) quy định việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ như quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ… nhằm đơn giản hóa và tạo thuận lợi thương mại theo các cam kết quốc tế. Cụ thể, so với thời điểm thực hiện cải cách thủ tục hành chính (năm 2009), đến nay ngành Hải quan đã cắt giảm 61 thủ tục, đồng thời thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK hàng hóa của DN. Luật Hải quan 2014 đã cắt giảm 3/4 chứng từ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ hải quan, cho phép người khai được nộp bản chụp các chứng từ hỗ trơ, thống nhất về tiêu chí và thuật ngữ trong các tờ khai hải quan…
Theo Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), hiện các hoạt động khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ đã được triển khai tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hải quan hiện nay có thể chia chế độ, chính sách ưu tiên khuyến khích DN tuân thủ thành 3 nhóm đối tượng gồm: Khuyến khích tuân thủ đối với DN hoạt động XNK; DN tuân thủ tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế; DN ưu tiên. Trong đó, cơ quan Hải quan áp dụng các chế độ chính sách chung nhằm khuyến khích tự nguyên tuân thủ đối với tất cả các DN hoạt động XNK. Đồng thời, áp dụng các chế độ chính sách ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với các DN được công nhận là DN tuân thủ. Bên cạnh đó, triển khai các chương trình ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, kiểm tra sau thông quan và các chế độ chính sách ưu tiên khác đối với các DN được công nhận DN ưu tiên.
Hiện Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) đã xây dựng dự thảo và lấy ý kiến của các vụ, cục và các cục hải quan tỉnh, thành phố về Thông tư của Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật của DN trong quản lý hoạt động XK, NK, quá cảnh hàng hóa và Đề án Chương trình khuyến khích tuân thủ và tạo thuận lợi đối với DN hoạt động XNK. Về bố cục, dự thảo Thông tư gồm 3 Chương, 15 điều. Trong đó, tại Chương II (từ điều 5 đến điều 13) quy định cụ thể phân loại mức độ tuân thủ; tiêu chí đánh giá tuân thủ DN; quản lý áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ DN; đánh giá tuân thủ DN; thẩm định kết quả đánh giá tuân thủ DN; hỗ trợ, khuyến khích DN tuân thủ pháp luật về hải quan…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
- ·Huyện Châu Thành: Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 7 điểm sạt lở
- ·Huyện Phụng Hiệp: Khánh thành cầu giao thông nông thôn
- ·Phát động Tháng công nhân và kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1
- ·Quy hoạch tỉnh Hà Giang: tạo ra tiềm năng mới, không gian mới, động lực mới và các giá trị mới
- ·Tỉnh ủy tổ chức Họp mặt nguyên lãnh đạo tỉnh qua các nhiệm kỳ
- ·Phối hợp vận động doanh nghiệp tham gia tổng điều tra kinh tế
- ·Quốc hội xem xét thông qua 8 dự án luật trong tuần cuối Kỳ họp thứ 5
- ·5 lý do nên mua đồng hồ Replica cao cấp tại Ngọc Huy Luxury
- ·Trên 32% dân số toàn tỉnh là hội viên khuyến học
- ·Công bố 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch Covid
- ·Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang: Ra mắt trang thông tin điện tử
- ·Ra quân hậu kiểm phương tiện vận tải hàng hóa
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/10/2023: Phập phồng lo xăng trong nước tăng
- ·Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- ·Ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid
- ·Huyện Phụng Hiệp: Hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản
- ·Giảm 2 lần liên tiếp, giá xăng RON95
- ·Sẽ tổ chức 3 hội nghị phản biện xã hội