【kqbd psv】Thuế gián thu có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia
Thuế suất thuế GTGT trung bình các nước OECD là 19%
Tại tờ trình dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi),ếgiánthucóxuhướngtăngởnhiềuquốkqbd psv Bộ Tài chính cho rằng qua tham khảo kinh nghiệp của quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia (kể cả những nước phát triển), thì xu hướng tăng nguồn thu từ thuế gián thu để bù đắp cho sự hụt thu từ thuế trực thu đang được nhiều quốc gia áp dụng.
Qua nghiên cứu cho thấy, số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT trên thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014, năm 2016 là 166 nước.
Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng thu ngân sách, thì xu thế tăng thuế suất thuế GTGT diễn ra khá phổ biến. Từ năm 2009 đến 2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông.
Cụ thể, thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có cu hướng tăng thuế suất thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và trên 19% vào năm 2016.
Đối với Việt Nam, cho đến thời điểm này, thuế GTGT đã được ban hành gần 20 năm. Dự kiến điều chỉnh tăng thuế suất phổ thông lên 12%, phù hợp với xu hướng điều chỉnh mức thuế suất đã và đang diễn ra trên thế giới.
Việc điều chỉnh tăng mức thuế suất là cần thiết để nền tài chính thích ứng dần với sự phát triển của kinh tế xã hội; trong đó, thời kỳ dân số vàng đang qua đi để nhường chỗ cho một xã hội sẽ ngày càng có nhiều người cao tuổi; số lượng người tiêu dùng sẽ nhiều hơn số người tạo ra thu nhập; trong khi vẫn cần phải duy trì thuế suất thuế thu nhập ở mức đảm bảo sự cạnh tranh của nền kinh tế trước các thách thức của các thông lệ thuế quốc tế tiêu cực - hạ thuế suất thuế thu nhập để thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Mức thuế suất này tương đương với mức thuế suất hiện hành của Philipiness được áp dụng từ tháng 1/2006 (năm 1997 khi lần đầu tiên thuế GTGT được giới thiệu tại Philipiness, mức thuế suất tiêu chuẩn là 10%).
Với các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế GTGT như Ấn Độ, Philipines, Nhật Bản…
Theo Ngân hàng Thế giới, qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12 đến 25% (trong đó có 56 nước có mức thuế suất từ 17-25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như: Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%, Philipines có mức thuế suất là 15%.
Các nước EU có tốc độ tăng mạnh nhất
Nghiên cứu về chính sách thuế tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2014), mức thuế suất thuế GTGT được hầu hết các quốc gia điều chỉnh tăng. Việc tăng thuế suất này được nhận định là để phản ứng lại với các sức ép củng cố nền tài chính từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính bùng phát năm 2008.
Theo thống kê, chỉ trong vòng 5 năm, 22 quốc gia thành viên đã tăng mức thuế suất GTGT phổ thông của họ it nhất một lần. Sự gia tăng này chủ yếu diễn ra tại các quốc gia thuộc OECD và EU (Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Italya, Latvia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovac, Slovenia, Tây Ban Nha và Anh) và một số không phải thành viên EU (Iceland, Israel, Nhật Bản, Mehico, New Zealand và Thụy Sỹ).
Có hai quốc gia thuộc OECD đã tạm thời điều chỉnh giảm mức thuế suất, nhưng sau đó lại tăng trở lại (Ireland và Anh). Tiến trình này dẫn đến sự gia tăng của mức thuế suất GTGT bình quân đơn giản từ 17,7% vào thời điểm 1/1/2009 lên mức cao kỷ lục 19,2% vào thời điểm 1/1/2015.
Kết quả của sự tăng thuế suất này là, nếu như năm 2009 chỉ có 4 quốc gia OECD có mức thuế suất GTGT phổ thông trên 22% thì con số đã là 10 quốc gia vào năm 2015.
Việc tăng mức thuế suất GTGT phổ thông trong giai đoạn này đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược củng cố tài chính của nhiều quốc gia. Bởi việc tăng nguồn thu từ thuế GTGT, thay vì các sắc thuế trực thu (thuế TNDN và thuế TNCN), về lý thuyết, nhìn chung được thừa nhận là hiệu quả hơn (khi nó tạo ra nguồn thu tức thì) và ít có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh quốc gia so với thuế trực thu./.
Giang Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay 02/8/2024: Vàng nhẫn rẻ hơn vàng miếng SJC 2,2 triệu đồng
- ·Nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu
- ·Tặng phao cho học sinh xã Đất Mũi
- ·Đại hội MTTQ VN tỉnh: Phát huy tinh thần "Đoàn kết
- ·Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước bất động
- ·Họp mặt đồng hương Cà Mau
- ·Cà Mau giải ngân vốn đầu tư công đạt 41%
- ·HĐND chú trọng nâng cao kỹ năng giám sát
- ·Để có vụ mùa thắng lợi
- ·Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc ngày 21
- ·Kiểm tra tình hình sản xuất vụ lúa Hè Thu năm 2023 tại vùng Đồng Tháp Mười
- ·13,2% lô hàng thuỷ sản được cấp chứng thư điện tử
- ·Trên 25 tỷ đồng hỗ trợ quỹ Vì người nghèo
- ·Hơn 650 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế
- ·Miền Tây Tourist: Đơn vị cung cấp các tour du lịch miền Tây uy tín
- ·Xử lý phát sinh để thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,53%
- ·Ra mắt Trang thông tin điện tử Liên hiệp hội Bình Phước
- ·Biến chứng viêm tai giữa
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ người đồng cấp Lào, Campuchia