【lịch thi đấu giải quốc gia pháp】Bán rượu cho người dưới 18 tuổi có thể bị phạt 1 triệu đồng
Bán rượu cho người dưới 18 tuổi có thể bị phạt 1 triệu đồng
Đây là mức xử phạt mới được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10 với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Nghị định số 98/2020 được ban hành theo hướng bổ sung, điều chỉnh nhiều chế tài quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả… trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nghị định mới tập trung vào việc nâng mạnh chế tài xử lý vi phạm theo hướng tăng số tiền xử phạt với các hành vi vi phạm.
Cụ thể, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcó thể lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Trong khi đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu với cá nhân và 400 triệu với tổ chức.
Đối với cá nhân có hành vi buôn bán hàng giảvề giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giảtương đương với hàng thật. Đối với hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.
Với hành vi sản xuất hàng giả, mức phạt tiền tối đa là 100 triệu với cá nhân vi phạm. Tương tự mức phạt tối đa 200 triệu nếu sản xuất hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
Nghị định cũng quy định hành vi bán, cung cấp rượu cho người dưới 18 tuổi sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Trường hợp bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; sử dụng lao động dưới 18 tuổitrực tiếp tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh rượu mức phạt sẽ là 3-5 triệu đồng.
Nghị định mới cũng quy định rõ về mức xử phạt với các hành vi vi phạm trong lĩnh vựcthương mại điện tử.
Cơ quan quản lý cho biết sẽ phạt nặng các hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; vi phạm về thông tin và giao dịch; vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; vi phạm bảo vệ thông tin cá nhân…
Các trường hợp như không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tửhoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; nhận chuyển nhượng không làm thủ tục hoặc đăng ký mới; triển khai cung cấp dịch vụ không đúng với hồ sơ đăng ký; gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật... sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
- ·Giá vàng hôm nay 9
- ·Bộ Tài chính hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai
- ·Cơ hội cho nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
- ·Quy hoạch 30 sân bay trên toàn quốc đến năm 2030
- ·Khởi động thị trường bánh trung thu
- ·Hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Công ty cung cấp thực phẩm biến mất
- ·Hà Nội: Khám miễn phí cho người có nguy cơ mắc bệnh glôcôm
- ·Đề nghị phía Malaysia xét xử công bằng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Đoàn Thị Hương
- ·Giá heo hơi hôm nay 10/8/2023: Duy trì đà tăng
- ·Chuẩn hóa mẫu biểu báo cáo giải ngân vốn vay nước ngoài
- ·Các địa phương tập trung cao cho công tác ứng phó với bão số 3
- ·Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia công khai, minh bạch, tiết kiệm
- ·Cháy rừng lan “nhanh như chớp”, hàng nghìn người dân rời bỏ nhà cửa
- ·Khai mạc Trại hè Việt Nam 2024: “Đất nước trọn niềm vui”
- ·Căn hộ cho thuê ngày càng được “để mắt”
- ·Hé lộ thông tin nghi phạm ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
- ·Chạy tiến độ hay chờ thời cơ?
- ·Phó Tổng thống Harris nói gì sau khi được Tổng thống Biden đề cử?
- ·Danh sách những quốc gia thu thuế thấp nhất ở Đông Nam Á
- ·Đồng ý chi 12.100 tỷ đồng ngân sách mua vắc xin phòng dịch Covid