【u19 hy lạp】Vì sao vẫn còn nhiều cuộc gọi “rác”, lừa đảo ?
Từ tháng 5-2023,ẫncnnhiềucuộcgọirclừađảu19 hy lạp theo quy định thuê bao di động được chuẩn hóa thông tin gắn với mã định danh. Thế nhưng, nhiều cuộc gọi “rác”, lừa đảo vẫn liên tục diễn ra, lý do vì sao ?
Nhiều chiêu trò, gọi điện phiền hà bất kể giờ giấc
Đang trong giờ làm việc, chị N.T.L., công tác tại một cơ quan trên địa bàn thành phố Vị Thanh, nhận được cuộc gọi lạ từ đầu số +848.xxx.xxx. Sau khi nhấc máy, đầu dây bên kia giới thiệu là nhân viên tư vấn công ty đầu tư chứng khoán và mời chị L. tham gia đầu tư với nhiều cam kết hấp dẫn.
Liền sau đó, chị L. nhận được lời mời kết bạn thông qua zalo và nhận một đường link để truy cập, đã quá quen thuộc với các cuộc gọi tương tự, nên chị từ chối. Chị L. chia sẻ: Các cuộc gọi và tin nhắn rác đã giảm bớt sau thời điểm các nhà mạng thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. Hiện tại, hàng tuần đều nhận được các cuộc gọi rác chào mời từ các dịch vụ làm đẹp cho đến tư vấn các khóa học cho con, đầu tư chứng khoán, tài chính, chương trình trúng thưởng, nhận quà tặng trải nghiệm sản phẩm…
“Những cuộc gọi đến không kể là trong hay ngoài giờ hành chính, thậm chí những ngày nghỉ lễ họ cũng gọi. Thật sự tôi rất bức xúc và mệt mỏi, nếu không nghe số lạ thì sợ người quen gọi đến, nhưng nghe rồi lại bị làm phiền khi phải trả lời, vừa mất thời gian, vừa mất công, lại rước bực bội. Nhiều khi chặn số này thì số khác lại gọi”, chị L. ngán ngẩm.
Trong một hội nghị do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây tại thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau, bức xúc: Dạo gần đây, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xuất hiện nhiều cuộc gọi mạo danh lãnh đạo và cán bộ của sở, ngành chức năng, gọi điện đến ngay lãnh đạo tỉnh, sở, ngành, người dân, cán bộ, công chức lãnh đạo các cơ quan để lừa đảo với các hình thức như chủ thuê bao điện thoại đã đăng phát tán thông tin chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội hoặc thuê bao chưa được chuẩn hóa… nhằm hù dọa và yêu cầu chủ thuê bao chuyển tiền hoặc làm theo các yêu cầu, hướng dẫn để phục vụ cho việc lừa đảo. “Khi nhận các cuộc gọi giả mạo, chúng tôi phản ánh qua hệ thống hỗ trợ, tuy nhiên qua kiểm tra phát hiện các thuê bao này có thông tin đăng ký rõ ràng, nhưng người đứng tên đăng ký thông tin là người ở miền Bắc trong khi người gọi giả mạo lại là giọng người miền Nam. Trước thực tế này, tôi đang rất băn khoăn về việc phải chăng các nhà mạng có đang lỏng lẻo trong quản lý thông tin thuê bao ?”, ông Đen cho biết.
Cũng bức xúc trước tình trạng cuộc gọi giả danh, lừa đảo ngày càng nhiều, ông Trịnh Minh Châu, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre, cho rằng: “Tình trạng nhiều đối tượng sử dụng số điện thoại (cả di động và cố định) điện đến các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và người dân xưng danh là lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh (sở thông tin và truyền thông, công an tỉnh…) để thông báo nhiều nội dung nhằm mục đích lừa đảo. Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cần có những giải pháp quản lý thuê bao di động để ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng dùng số điện thoại di động để thực hiện hành vi mạo danh, lừa đảo”.
Triệt để xử lý SIM không chuẩn hóa thông tin
Thực tế, dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề SIM “rác”, cuộc gọi “rác”, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn.
Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ, cho rằng: “Các doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp như thực hiện đồng loạt chuẩn hóa thông tin thuê bao, đảm bảo thông tin cá nhân của mỗi thuê bao di động trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư... nhưng vấn đề cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, giả danh vẫn đang diễn ra. Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc lộ lọt thông tin cá nhân qua quy trình cập nhật thông tin tại các đơn vị viễn thông lớn, để xử lý nghiêm theo quy định”.
Chia sẻ về việc xử lý những vấn đề liên quan đến tình trạng lừa đảo trực tuyến tại buổi làm việc mới đây, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Bộ đã chủ động theo dõi, giám sát tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua các hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác (đầu số tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác 5656, 156 và website thongbaorac.ais.gov.vn). Chỉ đạo đơn vị chức năng thường xuyên giám sát, nhắc nhở các nhà mạng chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác; chủ động theo dõi, kịp thời cảnh báo tới người dân các chiêu thức lừa đảo tinh vi của các đối tượng phạm tội qua tin nhắn trên cổng thông tin chongthurac.vn. Đối với các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bộ chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp xử lý.
Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp quảng cáo bất hợp pháp, không sử dụng tên định danh, các cuộc gọi đòi nợ, quấy rối, lừa đảo. Xử lý doanh nghiệp nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác; chỉ đạo doanh nghiệp nhắc nhở, chấn chỉnh, cắt dịch vụ thuê bao quấy rối. Rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp đăng ký, kích hoạt SIM sau ngày 15-4-2024 không thực hiện theo chỉ đạo tại Văn bản số 877. Phối hợp xử lý những trường hợp sử dụng BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo, tin nhắn rác. Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người dân về các phương thức, thủ đoạn gọi điện lừa đảo; biện pháp chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo để người dân biết, chủ động thực hiện.
Đã xử lý 17 triệu thuê bao thông tin chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Năm 2023, các doanh nghiệp viễn thông di động hoàn thành xác thực hơn 125 triệu thuê bao, xử lý 17 triệu thuê bao có thông tin thuê bao chưa trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu, từ ngày 15-4-2024, các doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định. Trường hợp phát hiện vi phạm, Bộ sẽ tổ chức thanh tra xử lý vi phạm (có thể xem xét ở mức cao nhất là dừng phát triển thuê bao), xem xét có văn bản nhắc nhở hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có hình thức kỷ luật. Cũng từ tháng 10-2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiên phong triển khai định danh cuộc gọi (voice brandname) cho các cơ quan nhà nước. |
AN NHIÊN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 04/4/2024: Vàng nhẫn lập kỷ lục mới, lên gần 72 triệu đồng/lượng
- ·Nghĩa nặng tình sâu
- ·Nghệ sĩ Vũ Minh Vương qua đời
- ·Đưa con đi học bị ô tô tông tử vong
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng bật tăng trở lại
- ·Nơi gắn kết những tấm lòng
- ·Phát hiện vật thể khả nghi cách đảo Thổ Chu 100km
- ·Trao chứng chỉ tin học cho người khiếm thị
- ·Vai trò của xu hướng chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp
- ·Việt Nam chủ động triển khai biện pháp cứu máy bay Malaysia
- ·Masan 10 năm được vinh danh Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- ·Một thầy giáo bị đánh phải nhập viện
- ·Xe đoàn văn công Quân khu 4 lao xuống vực
- ·Pháp phát hiện vi khuẩn lạ gây tử vong ở trẻ sơ sinh
- ·Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- ·Lập bàn thờ, đốt nhang, tụng kinh để... đòi nợ
- ·Phụ nữ và bệnh viêm khớp
- ·Lộc Khánh quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS
- ·Ngành Công nghiệp, thương mại có xu hướng tăng trưởng
- ·Bệnh sởi quay lại sau nhiều năm vắng bóng