【gangwon fc vs】Bản sắc và nguồn lực trong phát triển du lịch bền vững
VHO - Ngày 12.12,ảnsắcvànguồnlựctrongpháttriểndulịchbềnvữgangwon fc vs tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển du lịch bền vững: Bản sắc, nguồn lực - Kinh nghiệm quốc tế và kiến giải cho Việt Nam”.
Hội thảo do Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM phối hợp tổ chức.
Diễn đàn về du lịch quy tụ hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế; các sở ngành, doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế tham dự.
Thách thức trong giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường
Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, cho rằng phát triển du lịch bền vững là chủ đề không chỉ mang tính cấp thiết mà còn mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ.
Bản sắc và nguồn lực là những yếu tố cốt lõi, góp phần tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn cho điểm đến, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo và tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, bà Thu Hương cũng chỉ ra rằng việc gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những thách thức lớn mà ngành du lịch đang phải đối mặt.
“Việc xây dựng và phát triển bản sắc du lịch không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo trong việc khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đặc sắc của mỗi vùng miền mà còn cần học hỏi từ các kinh nghiệm quốc tế, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc thù riêng của Việt Nam”, bà Thu Hương nhấn mạnh.
PGS.TS Vũ Tuấn Hưng - Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, cho rằng: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Khai thác hợp lý các giá trị văn hóa đặc trưng, kết hợp với việc sử dụng nguồn lực hiệu quả, chính là chìa khóa kiến tạo bản sắc du lịch độc đáo và phát triển bền vững. Điều này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa truyền thống và môi trường tự nhiên mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Theo PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, mặc dù du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và phát triển cộng đồng, nhưng việc phát triển du lịch còn thiếu tính bền vững.
Việc tập trung quá mức vào tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là về mặt con số, đã dẫn đến các tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội. Một số vấn đề nổi cộm bao gồm: ô nhiễm, sự gia tăng xây dựng không kiểm soát, suy thoái tài nguyên, quản lý môi trường và tài nguyên yếu kém, cũng như sự thiếu đồng đều trong chất lượng dịch vụ du lịch.
Thương mại hóa các giá trị văn hóa địa phương và sự gia tăng tệ nạn xã hội cũng là những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch.
PGS John Hutnyk, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng du lịch di sản cần được đánh giá trong mối liên hệ với tính bền vững về môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội. Việc bảo tồn di sản, bao gồm các công trình cổ và di sản văn hóa phi vật thể, đòi hỏi chi phí lớn.
Các yếu tố như lao động chính thức và không chính thức, cơ sở hạ tầng và quy hoạch có thể giúp đánh giá tính bền vững không chỉ của ngành du lịch mà còn của cộng đồng địa phương.
Hai nghiên cứu điển hình từ Ấn Độ (Serampore) và Việt Nam (Côn Đảo) cho thấy di sản có thể chuyển thành du lịch với những kết quả khác nhau, nhưng đều cần lưu ý đến yếu tố địa phương và nhu cầu lao động…
Chú trọng đến sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng
TS Dương Đức Minh (Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam) nghiên cứu về vai trò của lễ hội trong du lịch địa phương từ 2017 đến 2024, nhận định rằng lễ hội không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần phát triển du lịch và tạo ra những trải nghiệm hóa thân độc đáo.
"Việc kết hợp giữa lễ hội và du lịch không chỉ giúp phát triển ngành du lịch mà còn bảo tồn và làm mới những giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên sức sống bền bỉ cho các lễ hội dân gian và đóng góp vào sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam", TS Minh nói.
Theo PGS.TS Lâm Nhân, để phát triển du lịch bền vững, cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng địa phương, nhằm bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo tồn môi trường và phát huy tri thức truyền thống.
Ông nhấn mạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương như lễ hội, nghệ thuật dân gian, và ẩm thực truyền thống, đồng thời đề xuất tổ chức sự kiện văn hóa để quảng bá sản phẩm du lịch và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khẳng định sự cần thiết phải phát triển các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng, từ các tour du lịch thiên nhiên đến những trải nghiệm văn hóa đặc trưng của cộng đồng địa phương.
Cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch, hỗ trợ tài chính và đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ như homestay và các dịch vụ du lịch cộng đồng để đảm bảo chất lượng và tạo ra trải nghiệm du lịch bền vững.
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm giao thông, xử lý chất thải và nước sạch, cũng là yếu tố quan trọng cần được đầu tư để hỗ trợ du lịch bền vững.
“Cần xây dựng các chiến lược truyền thông hiệu quả, sử dụng cả các phương tiện truyền thống và kỹ thuật số, để tuyên truyền về bảo vệ môi trường, phát huy văn hóa địa phương và hỗ trợ cộng đồng.
Các chiến dịch truyền thông về du lịch bền vững, kết hợp với các sự kiện, hội thảo và triển lãm, sẽ giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và du khách”, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM chia sẻ thêm.
TS Lawson Veronica Janet Lesley, Chương trình Tình nguyện viên Úc - Việt Nam cho rằng: Đối với du lịch bền vững ở Việt Nam, cần tập trung vào một số khuyến nghị quan trọng. Theo đó, để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, ngành du lịch cần thực hành du lịch có trách nhiệm, áp dụng công nghệ hiệu quả và tham gia vào các chương trình bù đắp năng lượng.
Chính phủ cũng cần có chính sách tích hợp, đầu tư vào công nghệ mới và xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ với ngành du lịch để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
“Đào tạo và phát triển năng lực cho ngành du lịch bền vững là rất quan trọng. Cần xây dựng các khuôn khổ lý thuyết và chính sách dựa trên tri thức để phát triển cộng đồng và du lịch, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu và xây dựng các chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu”, TS Lawson Veronica Janet Lesley nói.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phát triển du lịch bền vững không chỉ là quản lý tài nguyên môi trường mà còn là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương, từ đó tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
Xây dựng môi trường văn hóa trong du lịch cần nhìn nhận toàn diện cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, chú trọng đến sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng địa phương trong việc quản lý và bảo tồn.
Chính cộng đồng địa phương mới là những người chủ động bảo vệ và phát triển môi trường sống, góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững.
Đặc biệt, việc xây dựng môi trường văn hóa trong du lịch còn góp phần vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sự toàn vẹn của các điểm đến du lịch tại Việt Nam.
(责任编辑:La liga)
- ·Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
- ·Kế nhiệm Hương Giang nhưng người đẹp Mỹ khiến fan thất vọng sau 1 năm
- ·Ảnh chân dung của Hoài Sa và dàn ứng viên Miss International Queen
- ·10 trang phục dân tộc đẹp nhất của Miss International Queen 2020
- ·55 triệu đồng cứu được một người bệnh tim nguy kịch
- ·Ảnh chân dung của Hoài Sa và dàn ứng viên Miss International Queen
- ·Bà Đào Hồng Lan chính thức được phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế
- ·6 mỹ nhân từng thi Miss Universe tham dự Miss Charm 2020
- ·Người đàn bà điên!
- ·Thủ tướng gặp Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị G20
- ·Mang thai khi có án: không lẽ tôi phải sinh con trong tù?
- ·Thu hồi lô sản phẩm Hada Labo Perfect White Cleanser không đạt chất lượng của hãng mỹ phẩm Rohto
- ·Đảng bộ phường Bình Chuẩn (TP.Thuận An): Chủ động chuẩn bị đại hội điểm Đảng bộ cấp cơ sở
- ·Minh Tú tự nhận là Miss Supermarket: 'thẩm mỹ phải cân nhắc'
- ·“Quan hệ” khiến bạn gái sinh năm 98 có bầu, lo bị tù?
- ·Hoa hậu H'Hen Niê phấn khích vì nhận được nút bạc Youtube
- ·Đông Nam Bộ nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò là đầu tàu phát triển của cả nước
- ·Thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công “một cấp”: Những việc cần làm ngay
- ·Chữ Việt phải đặt bên trên
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng): Thực hiện công trình “Tuyến đường hoa”