【nhận định bóng đá kèo nhà cái hôm nay】Tăng tốc xuất khẩu nông sản qua thương mại điện tử
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thích ứng với bình thường mới | |
Xuất khẩu thành công nhờ “tấm hộ chiếu thông hành” từ sàn thương mại điện tử quốc tế | |
“Cửa sáng” xuất khẩu vào Mỹ qua thương mại điện tử |
Toàn cảnh toạ đàm |
Những năm gần đây, TMĐT đang dần khẳng định vị trí quan trọng và là giải pháp hiệu quả trong thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giữ vững chuỗi cung ứng, điển hình là với các sản phẩm nông sản vùng miền.
Các sản phẩm như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai), bí xanh thơm của tỉnh Bắc Kạn... được chào bán ở những vị trí ưu tiên trên những sàn TMĐT có uy tín như Alibaba, Vỏ sò, Postmart, Lazada,…
Tỉnh Bắc Giang đã ký hợp tác đưa sản phẩm vải thiều lên 6 sàn TMĐT trong nước và xuyên biên giới. Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục kích hoạt sàn TMĐT hiện có là “vaithieu.net”.
Phát biểu tại toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dần tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11, ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: 2 năm vừa qua, Bắc Giang không chỉ bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử mà còn tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản thông qua chuyển đổi số.
“Chúng tôi làm điều này thường xuyên. Trong tuần, tỉnh có thể làm việc với các bạn hàng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc với tần suất dày đặc, cố gắng tận dụng cơ hội để sản phẩm Bắc Giang đến được tay của người tiêu dùng trong và ngoài nước”, ông Toản nói.
Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường DACE là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm gia vị hữu cơ như gừng, ớt, nghệ, tỏi, sả đến nhiều thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Nga.
Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công Ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường DACE chia sẻ, với kênh khách hàng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp-PV), Công ty thường bán qua sàn TMĐT là Alibaba. Ngoài ra, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua các hội chợ thương mại truyền thống trên thế giới.
Công ty rất quan tâm đến việc bán hàng qua thương mại điện tử. Ở Trung Quốc có những bài học như bán hàng livestream từ đồng ruộng mà vẫn bán được số lượng rất lớn. Những việc như livestream bán hàng cần phải có sự tham gia của hợp tác xã hoặc doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đó. Người nông dân có thể tham gia một phần để giới thiệu về sản phẩm.
“Đối với DACE, doanh nghiệp thường xuyên phải xây dựng bộ tài liệu để đưa lên các trang TMĐT, ví dụ như hình ảnh, video hay những thông tin cập nhật, hữu ích”, ông Hiếu nói.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, theo ông Toản trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm qua các kênh TMĐT để tiếp cận thị trường quốc tế, địa phương cũng đối mặt khó khăn nhất định.
Bắc Giang có hỗ trợ của 1 đơn vị để tham gia sàn TMĐT Alibaba. Ngay sau khi nông sản lên sàn, trong vòng 1-2 tuần đầu lượng tương tác rất đông, có ngày tới 600 lượt khách hàng quan tâm.Tuy nhiên, tất cả sản phẩm đều yêu cầu phải là sản phẩm hữu cơ, chất lượng rất khắt khe.
Theo ông Trần Văn Hiếu, doanh nghiệp phải đạt được những tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về hữu cơ, tiêu chuẩn của nhà máy... để có thể xuất khẩu vào các hệ thống siêu thị. Ngoài vấn đề sản phẩm hữu cơ, nhiều thị trường còn yêu cầu đảm bảo các yếu tố như công bằng xã hội, bảo vệ môi trường…
Vải thiều là mặt hàng nông sản tiêu thụ khá thành công nhờ phương thức xúc tiến thương mại trực tuyến cả ở thị trường trong nước lẫn xuất khẩu . Ảnh: N.Thanh |
Doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, thị trường. “Qua quá trình đúc rút kinh nghiệm, tôi cho rằng nên chuyên nghiệp hóa, hình thành chuỗi liên kết từ người nông dân đến thu gom, nhà chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu…”, vị này nói.
Các đơn vị logistic, vận chuyển cũng phải tham gia vào trong chuỗi. Một doanh nghiệp về chế biến không thể chuyên về vận chuyển được. Trong bối cảnh bán hàng qua kênh TMĐT số lượng có thể rất nhỏ lẻ như 1kg, 2kg, 5kg hay 10kg. Nếu vận chuyển tốt sẽ đảm bảo được vấn đề tiêu thụ hàng hoá thuận lợi.
Đánh giá những năm qua, Chính phủ rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thương mại, ông Hiếu cho biết: "Doanh nghiệp mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về mặt chính sách, ví dụ như giảm những thủ tục về hành chính hoặc ưu đãi về thuế".
Nhấn mạnh vào yếu tố xây dựng thương hiệu cho nông sản, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, nếu có thương hiệu, khi Việt Nam bán được một sản phẩm ở thị trường Mỹ thì có thể kéo theo bán được 1.000 sản phẩm ở các thị trường khác.
Do đó, việc đầu tư làm thương hiệu hay quảng bá hình ảnh, nâng cao các kỹ năng về marketing trên nền tảng số là những điều các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư. Điều này sẽ mang tới cho doanh nghiệp bước tiến mới trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Cách kiểm tra RAM điện thoại
- ·Hỗ trợ 500.000 đồng không đủ để người dân mua smartphone khi tắt sóng 2G
- ·Các khung giờ vàng đăng TikTok lên xu hướng nhanh bạn nên biết
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Chip tia X siêu nhỏ giúp điện thoại 'nhìn' xuyên tường
- ·Dữ liệu cá nhân bị rao bán công khai, hỗ trợ cập nhật cam kết bảo hành
- ·Cách đặt lời nhắc uống thuốc trên iPhone
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Huawei chạy đua sản xuất điện thoại gập ba trong năm nay
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Mách bạn cách tắt tự lưu ảnh trên Zalo
- ·Giải pháp Loyalty tăng tương tác trải nghiệm cho người dùng MyPoint
- ·Chuỗi cửa hàng di động loại điện thoại 'cục gạch' 2G khỏi kệ
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Cách sửa lỗi micro iPhone không hoạt động
- ·Cách theo dõi chuyến bay trên iPhone rất đơn giản
- ·Cách tắt chế độ màn hình đen trắng Samsung
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·NASA chụp được điều sẽ xảy ra với Trái Đất 2 tỷ năm tới