会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【típ bóng đá】Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển nhanh và bền vững!

【típ bóng đá】Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển nhanh và bền vững

时间:2024-12-23 14:57:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:820次
Huy động các nguồn lực phát triển nhanh,ĐưavùngkinhtếtrọngđiểmmiềnTrungpháttriểnnhanhvàbềnvữtíp bóng đá bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Chuyên gia chỉ ra 10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Đà Nẵng: Tăng trưởng kinh tế quý I/2023 dẫn đầu vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung

Được ví như “ngọn hải đăng”, có vai trò dẫn dắt sự phát triển của các tỉnh, thành phố miền Trung, và góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước, nhưng thời gian qua, vùng Trung Trung bộ hay còn gọi là Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung dường như chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ là trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia.
Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ là trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia

Do đó, để đạt mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt yêu cầu tiểu vùng Trung Trung bộ cần phát huy hơn nữa vai trò động lực, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Bài 1: Đánh thức tiềm năng, thế mạnh

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung nằm giữa khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ, có nhiều tiềm năng, thế mạnh nổi trội. Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định vùng này trở thành khu vực phát triển năng động, với tốc độ nhanh, bền vững, là vùng kinh tế động lực. Sau 18 năm triển khai Nghị quyết trước yêu cầu của tình hình mới, vùng cần có những bước đi với tư duy đổi mới và các giải pháp đột phá mạnh mẽ hơn.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, vùng kinh tế này đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể, giai đoạn 2001-2019 tốc độ tăng GRDP bình quân toàn vùng luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao (10,25%/năm). Giai đoạn 2011-2019, có sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ trước, song vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình chung của cả nước (6,2%/năm).

Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung trở thành khu vực phát triển năng động, với tốc độ nhanh, bền vững, là vùng kinh tế động lực. Sau 18 năm triển khai Nghị quyết trước yêu cầu của tình hình mới, vùng cần có những bước đi với tư duy đổi mới và các giải pháp đột phá mạnh mẽ hơn.

Năm 2022, GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3/63 về tốc độ tăng trưởng và 17/63 về quy mô so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. So với các tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, Đà Nẵng xếp thứ 2/14 địa phương về tốc độ phát triển (sau Khánh Hòa) và xếp thứ ba về quy mô (sau Thanh Hóa, Nghệ An).

Cũng trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của Quảng Nam đạt 8,08%; tổng thu ngân sách đạt hơn 34.100 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.907 USD/người. Đứng sau Đà Nẵng, Quảng Nam, tỉnh Bình Định trong năm 2022 có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,57%...

Vùng có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, hàng chục di tích lịch sử, văn hóa, nhiều bãi biển đẹp, ba di sản văn hóa thế giới, một khu dự trữ sinh quyển; có 4 sân bay, 4 khu kinh tế ven biển, một khu công nghệ cao và 19 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế.

Vùng có chiều dài đường bờ biển khoảng 600 km, là cửa ngõ ra biển, là bệ đỡ, cầu nối trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế đông-tây.

Đặc biệt, vùng có hệ thống cảng biển khá dày, hình thành con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới.

Theo đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, đa dạng ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải, cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Tuy nhiên, do nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy mạnh mẽ, đúng hướng, cho nên kinh tế vùng phát triển chưa nhanh, chưa thật sự bền vững, vai trò động lực còn mờ nhạt.

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định hướng đi mới cho cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, trong đó có Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung, là tập trung khơi dậy, đánh thức mạnh mẽ các tiềm năng, lợi thế về biển; đồng thời Nghị quyết cũng chỉ ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp triển khai cụ thể.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá mà Nghị quyết xác định nhằm phát huy thế mạnh từ biển là nhanh chóng đổi mới cơ cấu kinh tế. Đối với lĩnh vực trọng tâm là công nghiệp, Nghị quyết yêu cầu phải tạo chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hiện đại với những sản phẩm có thế mạnh, có thương hiệu và tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu.

Với nhiều lợi thế từ sân bay Chu Lai, cảng biển nước sâu Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam tích cực phát triển các ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu. Sau khi xây dựng thành công Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), hiện, toàn tỉnh có 10 khu công nghiệp, thu hút 225 dự án đầu tư.

Năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 100.405 tỷ đồng, tăng 17,31% so với năm 2021. Thế nhưng, so với tiềm năng thì kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Nam còn hạn chế, do hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, chưa bảo đảm liên thông, kết nối liên vùng; một số ngành, lĩnh vực đầu tư chưa chọn lọc.

Đồng chí Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, để thực hiện đạt mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư các khu công nghiệp sinh thái, tập trung thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng tiết kiệm đất, năng lượng, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động.

Về cơ chế, địa phương sẽ thí điểm việc khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu Kinh tế mở Chu Lai; tổ chức kết nối, tạo cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với THACO Industries về công nghiệp cơ khí hỗ trợ.

Tại Quảng Ngãi, Khu kinh tế Dung Quất đã phát huy thế mạnh của trung tâm lọc hóa dầu, năng lượng quốc gia, cùng với cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai, trở thành đầu mối vận chuyển hàng hoá và giao thương quốc tế quan trọng trong khu vực miền trung, Tây Nguyên.

Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do những trở ngại lớn về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội; nhất là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, chưa hình thành tuyến container tại cảng Dung Quất và vấn đề giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, để mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất thành Khu kinh tế chuyên biệt, xanh, thông minh và phát triển bền vững trong tương lai thì phải nhanh chóng xây dựng cơ chế giải quyết những vướng mắc đang đặt ra.

Nghị quyết số 26-NQ/TW cũng xác định Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ sớm trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước với các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế.

Đà Nẵng đang tiên phong trong lĩnh vực này, hiện là điểm sáng trên bản đồ du lịch của Việt Nam và quốc tế với những sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng thế giới. Việc cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên sâu, nghỉ dưỡng cao cấp, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất… đã tạo cho thành phố sức hấp dẫn. Năm 2022, doanh thu từ du lịch của Đà Nẵng đạt 20.809 tỷ đồng.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, đa dạng ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải, cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Đồng hành cùng Quảng Nam, Đà Nẵng; tỉnh Quảng Ngãi cũng đang phát huy mạnh mẽ tiềm năng du lịch biển. Hiện, huyện đảo Lý Sơn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Năm 2022, du lịch chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện. Nhưng dù có những nét khởi sắc ấn tượng, du lịch Lý Sơn cũng chỉ đang trong giai đoạn tự phát, sơ khai. Khó khăn lớn nhất hiện nay của Lý Sơn chính là hạ tầng kỹ thuật và loại hình dịch vụ còn yếu.

Theo đồng chí Nguyễn Minh Trí, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển. Thực hiện mục tiêu này, cần quy hoạch tổng thể phát triển Lý Sơn theo hướng biến huyện đảo từng bước trở thành một trung tâm du lịch, tích hợp vào quy hoạch tổng thể Khu kinh tế Dung Quất.

Trước mắt, xây dựng quy hoạch huyện Lý Sơn tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch nâng cấp huyện Lý Sơn từ đô thị loại 5 lên loại 4, tiến tới thành phố giàu mạnh trong tương lai; đồng thời đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư đủ năng lực để hiện thực hóa quy hoạch.

Ngoài việc phát huy mạnh mẽ hai thế mạnh mũi nhọn, các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung đang tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng áp dụng khoa học- công nghệ hiện đại gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển. Nhiều địa phương đã có bứt phá, như Quảng Nam, Bình Định vươn lên đứng đầu khu vực về nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt cá xa bờ…

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Sân trường kỷ niệm
  • “Kin khẩu hó“
  • Phần lớn các hộ đã bàn giao mặt bằng chợ Trung tâm Hải Hà cũ
  • Long An: Phát hiện vụ vận chuyển gần 2.500 bao thuốc lá nhập lậu
  • Vợ ung thư thực quản đau đớn lo tiền cho chồng chạy thận
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 trong ứng phó dịch Covid
  • Quảng bá giá trị hát Then, đàn Tính giữa lòng Thủ đô
  • Yên Bái: Tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật Xòe Thái
推荐内容
  • Trao 14 triệu cho hai bé mồ côi tại Cẩm Khê, Phú Thọ
  • Hội nghị Trung ương Mười, khóa XI diễn ra từ 5 đến 12/1/2015
  • Chủ tịch Hà Nội: Cần nghiên cứu để cảnh báo về các đối tượng, độ tuổi dễ lây nhiễm Covid
  • Samsung Việt Nam đang rà soát F1, F2 liên quan tới bệnh nhân số 262 mắc Covid
  • Xót lòng vợ chăm chồng và hai con trai bệnh hiểm nghèo
  • 1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng