会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd j league】Doanh nghiệp mong sớm gỡ “nút thắt” kiểm tra chuyên ngành!

【kqbd j league】Doanh nghiệp mong sớm gỡ “nút thắt” kiểm tra chuyên ngành

时间:2024-12-23 22:45:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:106次

doanh nghiep mong som go nut that kiem tra chuyen nganh

Công chức Chi cục Hải quan cảng Móng Cái (Quảng Ninh)kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Quang Hùng.

Rất nhiều DN đã ghi nhận và đánh giá cao những hoạt động của Bộ Tài chính,ệpmongsớmgỡnútthắtkiểmtrachuyênngàkqbd j league Tổng cục Hải quan để nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN, rút ngắn thời gian thông quan. Tuy nhiên, điều mà các DN băn khoăn là liệu sự chủ động ấy cùng với chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, những vướng mắc có sớm được giải quyết.

Trao đổi với phóng viên bên lề cuộc Hội thảo về đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, được tổ chức mới đây, ông Trương Văn Cẩm- đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù việc khai báo hải quan điện tử đã giúp thời gian thông quan hàng hóa được rút ngắn đáng kể, tuy nhiên, đối với những lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì việc thông quan vẫn chưa được cải thiện. Đối với những lô hàng đó, kể từ khi DN khai báo, làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đến khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành, xuất trình cho cơ quan Hải quan để ra quyết định thông quan là khoảng thời gian rất dài.

Lấy ví dụ về một mặt hàng thường xuyên của ngành dệt may, ông Cẩm nêu, DN NK nguyên liệu gia công may mặc, thường phải nhập lông vũ, lông cáo, lông gấu đã qua xử lý để làm hàng Jacket XK. Những mặt hàng này đã có chứng nhận kiểm dịch động vật và C/O từ phía nước XK. Nước XK là thành viên Công ước CITES và khách hàng cũng gửi tên khoa học không thuộc danh mục chủng loại cấm trong danh mục CITES.

Thế nhưng hiện nay, nguyên liệu trên nhập về, DN phải xin kiểm dịch động vật từ Cục Thú y, đăng ký kiểm dịch hun trùng tại cửa khẩu và xin giám định sinh thái tên gọi, xác định chủng loại.

Hiệp hội Dệt may cho rằng cần có sự kết nối giữa cơ quan Hải quan với cơ quan quản lý/giám định chuyên ngành để công chức hải quan có thể lấy được kết quả kiểm tra chuyên ngành sớm nhất, không cần phải lấy kết quả bản gốc từ DN. Cụ thể hơn đối với mặt hàng lông vũ/lông gia cầm đã qua xử lý có đầy đủ kiểm dịch động vật và C/O từ phía khách hàng, nên bỏ kiểm dịch và hun trùng khi NK về Việt Nam. Đối với lông gấu, lông cáo đã qua xử lý, có đầy đủ kiểm dịch, C/O và tên khoa học không thuộc danh mục CITES từ phía khách hàng đề nghị bỏ thủ tục kiểm dịch, hun trùng và giám định sinh thái.

Liên quan đến thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt theo Thông tư 32/2009/TT-BCT năm 2009 của Bộ Công Thương, ông Cẩm cho rằng, với các sản phẩm NK từ khu vực có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam hoặc sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức có uy tín của nước XK thì được miễn trừ kiểm tra chuyên ngành. Đặc biệt nên bỏ quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyt đối với DN NK, nhà sản xuất, cung ứng thường xuyên đạt yêu cầu.

DN cũng ghi nhận các Bộ đang cải cách hướng tới tạo thuận lợi, nhưng dường như việc cải tiến này vẫn ở tốc độ “rùa bò”. Bà Trần Lệ Thu- đại diện Hiệp hội DN chuyển phát nhanh (CAPEC) cho biết, đối với Bộ Thông tin và truyền thông việc đăng ký và trả kết quả qua mạng đã triển khai nhưng mới chỉ thấy ở Sở Thông tin- Truyền thông TP.HCM thực hiện. Sở Thông tin- Truyền thông TP. HCM hiện cho phép DN đăng kí cấp phép và trả kết quả qua mạng hàng hóa NK không nhằm mục đích kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thời gian thử nghiệm chỉ sau 4 tiếng DN đã nhận được kết quả, đến nay thực hiện chính thức lại kéo dài 8 tiếng. Tại Hà Nội, việc đăng ký và trả kết quả qua mạng mới chỉ thực hiện được một nửa. Sở Thông tin-Truyền thông Hà Nội cho phép đăng giấy phép NK qua mạng, nhưng sau đó vẫn yêu cầu DN mang bản gốc đến mới nhận được giấy phép.

Ông Nguyễn Hoài Nam- đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các DN khi nhận được Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ và cách tiếp cận của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan thì "cảm thấy mừng rỡ". Theo ông Nam, trong thời gian qua, ngành Hải quan đã tích cực phân luồng hàng hóa, vì mỗi loại hàng hóa có mục đích sử dụng, lưu thông khác nhau. Trong quản lý chuyên ngành, hàng nhập SXXK, hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu SXXK, không tiêu thụ trong nước phải có một quy trình kiểm soát Nhà nước khác với nhập về để bán nội địa. Ông Nam hy vọng cuối năm nay hoặc sớm hơn, các bộ, ngành "tháo" được những “nút thắt” để có được sự bình thường trong hoạt động XNK.

Để các bộ, ngành chủ động, theo bà Thu, nên có ban kiểm tra liên ngành có sự tham gia của các bộ, ngành. “DN không thể giải thích với người XK, NK nước ngoài rằng, một gói nguyên liệu làm sữa hết vướng với Bộ Y tế về an toàn thực phẩm, với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm dịch động vật. Nếu có ban kiểm tra chuyên ngành thì việc tổ chức kiểm tra ngay tại cửa khẩu, kho, bãi, hay kiểm tra qua mạng cũng chỉ có một đầu mối duy nhất”- bà Thu nói.

Nghị quyết 19 lần 2 của Chính phủ cũng đã chỉ ra hàng hoạt nhiệm vụ với từng bộ ngành như bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.

Chẳng hạn, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và Thông tư số 40/2011/TT-BCT về thủ tục khai báo hóa chất theo hướng tăng cường việc khai báo và xác nhận khai báo hóa chất NK bằng phương thức điện tử; sửa đổi Danh mục hóa chất phải khai báo; bổ sung các trường hợp miễn trừ khai báo.

Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2009/TT-BCT về kiểm tra hàm lượng Formaldehyt trên các sản phẩm dệt may theo hướng miễn kiểm tra đối với nguyên liệu sản xuất, sản phẩm trung gian, sản phẩm khuyến mại nhỏ, sản phẩm quen thuộc đã được NK nhiều lần và đã kiểm tra chất lượng với số lần tương ứng, sản phẩm nhập khẩu từ khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn hoặc có thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm có xác nhận, chứng nhận (của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có uy tín) đạt chất lượng cao. Thực hiện Đăng ký và trả kết quả kiểm tra qua mạng thông tin điện tử.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản XK trong đó có nội dung về việc nguyên liệu hải sản NK để chế biến hàng XK vào thị trường châu Âu (EU) phải được khai thác, vận chuyển bởi tàu cá có Code EU. Đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian thẩm tra Giấy chứng nhận thủy sản khai thác.

Bộ Khoa học và Công nghệ khắc phục tình trạng trùng lặp về các yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa, bổ sung hướng dẫn về công nhận sự phù hợp của các nước có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và nhãn hiệu nổi tiếng…

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Truyền hình trực tiếp World Cup 2018 trận Anh và Bỉ hãy chọn kênh có bản quyền
  • PM Phúc meets RoK’s FM and ADB Vietnam chief
  • Multilateralism faces greater challenges: Norwegian FM
  • Việt Nam welcomes recent progress in Sudan
  • Năm 2018 giá xe ô tô sẽ đi theo hướng nào khị chịu hàng loạt chính sách?
  • 45 years of Việt Nam
  • New decree to improve performance of civil servants
  • Việt Nam calls for stronger ASEAN co
推荐内容
  • Đường dây đánh bạc nghìn tỷ: Phan Sào Nam giấu 500 tỷ trong 2 thùng tiền ở Quảng Ninh và TP.HCM
  • Law on Trade Unions should be amended to meet requirements of new era
  • Cần Thơ should strive to promote regional links: Politburo member
  • Tenth parliament sitting to start Tuesday, last three weeks
  • Ông Vũ Hùng Sơn
  • Cần Thơ should strive to promote regional links: Politburo member