【giá kèo bóng đá】“Trồng người” trên vùng đất khó
(CMO) Những năm gần đây, với sự nỗ lực, phấn đấu, ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển từng bước vượt qua nhiều thử thách, nâng cao chất lượng. Chung tay vào phát triển, lớn mạnh ấy không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của tập thể thầy cô giáo nơi đây.
Toàn huyện Ngọc Hiển hiện có 741 cán bộ, giáo viên, trong đó hơn 70% là người ngoài tỉnh (đa số là các tỉnh thuộc miền Trung và Bắc). Tuy không phải là nơi chôn nhau cắt rốn nhưng những giáo viên ngoài tỉnh đã làm việc, cống hiến và gắn bó với vùng đất được xem là ốc đảo này như quê hương thứ hai. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, họ vẫn ngày đêm miệt mài làm việc, đem con chữ đến mọi ngõ ngách vùng sâu, góp phần đưa nền giáo dục của vùng đất nằm tận cùng phía trời Nam ngày càng vươn lên.
Những cống hiến, nỗ lực của thầy cô giáo góp phần đưa chất lượng giáo dục huyện Ngọc Hiển không ngừng đi lên. |
Cô Lê Thị Thanh Thuỷ, quê ở tận Hưng Yên, hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tâm tình: “Tính ra tôi có đến 21 năm công tác tại trường. Đã xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình nên cố gắng phấn đấu. Tập thể cán bộ, giáo viên trường này có 35 người nhưng hầu hết là người miền ngoài, đời sống chưa ổn định, nhưng các thầy cô vẫn tận tuỵ và tâm huyết với nghề”.
Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, những người thầy, người cô vẫn ngày đêm tận tuỵ, hết lòng vì công việc, rèn từng nét chữ cho học trò. Sự cống hiến, nỗ lực của tập thể giáo viên góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Ngọc Hiển. Nhiều chế độ đãi ngộ, các chính sách dành cho giáo viên xã nghèo, xã bãi ngang được thực hiện kịp thời, phần nào giảm bớt gánh nặng, khó khăn cho giáo viên, vì vậy số cán bộ, giáo viên xin chuyển giảm dần. Nhưng so với nhu cầu thực tế, đời sống giáo viên nơi đây vẫn rất cần sự quan tâm, trợ sức.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1, xã Viên An Đông Hồ Xuân Vĩnh cho biết: “Các cán bộ, giáo viên của trường hiện đang ở trên phần đất xã cho mượn, thu nhập chính cũng chỉ từ đồng lương, cuộc sống chưa ổn định”.
Ông Hà Bảo Hiền, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Nhiều giáo viên hiện còn phải thuê nhà ở. Đời sống giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới về rất khó khăn và bấp bênh do mức lương còn quá thấp mà chi phí sinh hoạt cao. Nhiều trường cần nhà công vụ cho giáo viên nhưng thiếu quỹ đất, nguồn kinh phí vận động xã hội hoá cũng không nhiều”./.
Kim Chi
(责任编辑:World Cup)
- ·Gần 2.400 vận động viên tham gia giải Quang Binh Discovery Marathon 2024
- ·Kiểm tra kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Vị Đông
- ·Huyện Vị Thủy: 3 nhiệm vụ đột phá trong thi đua của cơ quan dân cử
- ·Điểm thu gom rác gây mất mỹ quan
- ·Mẹ lặng người khi bác sĩ báo con bị ung thư
- ·Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn
- ·Kết nạp 40
- ·Các hoạt động thăm và chúc tết
- ·Việt kiều thắc mắc thủ tục đăng ký kết hôn
- ·Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động Mặt trận các cấp nhiệm kỳ 2019
- ·Chiếm đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH
- ·Hiệu quả thiết thực từ chuyển đổi số
- ·Các địa phương sẵn sàng cho Lễ giao
- ·Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 13%
- ·Nước mắt lăn dài trong cơn hấp hối của người cha có con ung thư máu
- ·Đại hội điểm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp huyện thành công tốt đẹp
- ·Tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- ·Vi phạm thuế, Thực phẩm Cholimex (CMF) bị phạt và truy thu hơn 7,4 tỷ đồng
- ·Chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?
- ·Các đơn vị phối hợp tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8