【bxh sec】Làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong tái cơ cấu DNNN
Thể chế cơ bản đầy đủ
Trình bày báo cáo trước Quốc hội,àmrõkếtquảxửlýtráchnhiệmngườiđứngđầutrongtáicơcấbxh sec Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá: Việc hoàn thiện thể chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN nhìn chung khá đầy đủ, kịp thời hơn so với giai đoạn trước. Theo thống kê của Đoàn giám sát, đã có hàng nghìn văn bản pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền ban hành để cụ thể hóa chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN của Đảng trong các thời kỳ, từ Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương cho tới các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Trong giai đoạn đầu, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, nhưng kể từ năm 2013, phần lớn các văn bản có tính nền tảng về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN đã được sửa đổi, ban hành mới.
Năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN là bước hoàn thiện có tính pháp lý cao nhất về quản lý DNNN. Chính sách, pháp luật về cổ phần hóa DNNN được ban hành dưới dạng nghị định, thông tư khá đầy đủ, kịp thời; thường xuyên được tổng kết, sửa đổi tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn.
Nhìn chung, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi giám sát được ban hành trong giai đoạn 2011-2016 có phạm vi điều chỉnh ngày càng rộng, cơ bản đã bao phủ các lĩnh vực của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN thuộc các thành phần kinh tế; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN nhưng vẫn bảo đảm vai trò chỉ đạo, giám sát của Nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của DN.
Nguồn vốn thu được sau khi cổ phần hóa DNNN chuyển về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN. Số dư Quỹ tại thời điểm 1/1/2011 là 17.797 tỷ đồng; thu Quỹ giai đoạn 2011 - 2016 đạt 110.264 tỷ đồng; chi Quỹ là 114.807 tỷ đồng; số dư Quỹ tại thời điểm 31/12/2016 là 13.254 tỷ đồng. |
Công tác cổ phần hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Giai đoạn 2011-2016 cả nước cổ phần hóa 571 DN và bộ phận DN. Đã thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa sở hữu tại DN, nhờ đó huy động được nguồn vốn xã hội đầu tư vào DN, góp phần quan trọng trong việc thay đổi phương thức quản trị, tạo ra động lực để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đăng ký giao dịch, niêm yết của các DN cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đến nay đã có 411 DN cổ phần hóa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; ngoài ra có 207 DN đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.
Hoạt động của DN sau cổ phần hóa công khai, minh bạch, rõ ràng hơn. Kết quả hoạt động của DN sau cổ phần hoá được cải thiện đáng kể, nộp NSNN tăng, hoạt động kinh doanh ổn định, có hiệu quả. Tổng hợp kết quả hoạt động của 350 DN sau cổ phần hóa năm 2015 cho thấy so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
Cần có Nghị quyết của Quốc hội
Tuy nhiên, theo Đoàn Giám sát, một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra. Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ ở các công ty cổ phần còn cao. Lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa DN, có nhiều tổng công ty tỷ lệ bán ra ngoài được rất nhỏ (chỉ khoảng 1% -2% vốn điều lệ), dẫn đến chưa đạt mục tiêu của cổ phần hóa là đổi mới quản trị và thu hút vốn từ bên ngoài.
Các DN cổ phần hóa mà tỷ lệ chào bán ra bên ngoài dưới mức chi phối (<50%) chưa thực sự thu hút nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư muốn dành quyền chi phối DN sau cổ phần hóa.
Một số trường hợp chậm trễ trong việc đăng ký lưu ký và giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tính đến tháng 8/2017, còn 747 DN cổ phần hóa chưa thực hiện nội dung này. Một số trường hợp chậm bàn giao các DN đã cổ phần hóa về SCIC. Các nội dung thu chi Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN chưa được báo cáo Quốc hội hàng năm.
Đặc biệt, nhiều DN sau cổ phần hóa chưa đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh. Một số DN thay đổi mô hình hoạt động nhưng hiệu quả kinh tế và quy mô hoạt động chưa được cải thiện đáng kể so với trước khi cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm; quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản giảm so với trước cổ phần hóa.
Trước thực trạng đó, Đoàn Giám sát đưa ra nhiều giải pháp. Theo đó, kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN; xem xét, sửa đổi các luật liên quan nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quy định hiện hành, tháo gỡ những vướng mắc về quy trình, thẩm quyền xử lý, ra quyết định trong điều hành sản xuất kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa DNNN với các DN ngoài nhà nước; cho phép nghiên cứu sự cần thiết luật hóa chính sách thu cổ tức, lợi nhuận từ vốn đầu tư tại DNNN và các nội dung về cổ phần hóa DNNN.
Bên cạnh đó, kiến nghị Quốc hội giao Kiểm toán Nhà nước kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN; việc sử dụng nguồn thu từ đất của các DNNN đã cổ phần hóa và báo cáo Quốc hội; giao Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết về “Việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại DN” và hàng năm báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện của Quỹ này.
Đối với Chính phủ, theo ông Vũ Hồng Thanh, cần sớm tổng kết, đánh giá và báo cáo Quốc hội để sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, đặc biệt cần sớm sửa đổi Luật DN về khái niệm DNNN theo Nghị quyết số 12-NQ/TW; đánh giá hiệu quả, có biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN; ban hành cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại DN; tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh các trường hợp xác định giá trị DN không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước; xây dựng chế tài xử lý đối với các trường hợp không hoặc chậm thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán; làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu.
(责任编辑:World Cup)
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Thực hiện 10 mô hình chăn nuôi gia cầm nông hộ theo hướng VietGAP
- ·Ngày 4
- ·Xuất khẩu tăng 28,5%
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Việt Nam đoạt giải cao ở cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Italia
- ·Thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm, nhưng giá xe lại tăng
- ·Nhiều giải pháp đảm bảo nguồn thu
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng lực lượng Cảnh sát Nhân dân
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Xây dựng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·HTX Phước Hưng liên kết trồng điều sạch theo hướng bền vững
- ·Khó kiểm soát việc đi lại của công nhân ngoài công ty
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Quyết liệt vực dậy sản xuất, kinh doanh
- ·Kinh tế thoát đáy, vượt dốc đi lên
- ·Kiểm tra, xử lý các bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Việt Nam và Nhật Bản thêm xung lực mới trong lộ trình hội nhập