【soi kèo bremen】Người mẹ thứ hai
Tôi là đứa con gái thứ năm trong sáu người con của mẹ. Tôi sinh ra kém phần may mắn khi một bên chân bị dị tật bẩm sinh. Từ nhỏ,ườimẹthứsoi kèo bremen tôi đã hay ốm vặt, dặt dẹo mãi đến năm 10 tuổi mới đi học. Lúc này, đứa em út cũng đã lớn ngang tôi và được giao nhiệm vụ dắt tôi đi học mỗi ngày. Tôi đi lại khó khăn hơn người bình thường, bên chân bị tật ít hôm lại trở chứng đau nhức khiến mẹ phải giã lá đắp mỗi ngày. Bởi khi ấy điều kiện y tế chưa phát triển như bây giờ nên mẹ cứ dùng phương thuốc dân gian điều trị giúp tôi qua những cơn đau.
Khi đi học, tôi bị bạn bè trêu rất nhiều vì dáng đi khập khiễng. Mặc cảm, tự ti, có lúc tôi đòi nghỉ học vì không chịu được lời đàm tiếu, chọc ghẹo của bạn bè. Vừa xót con vừa giận mình không thể cho con cơ thể lành lặn, mẹ đã khóc rất nhiều. Thương mẹ, tôi tự nhủ mình còn may mắn hơn nhiều người khác khi được sống trong tình yêu của mẹ và gia đình nên càng phải cố gắng hơn để vượt qua và vươn lên.
Ngày tôi theo chồng, mẹ lại khóc, không phải giọt nước mắt buồn tủi mà là mừng ngày con hạnh phúc, vì từ nay đã có người thay mẹ yêu thương và bảo bọc con. Mẹ cho vợ chồng tôi mảnh đất nhỏ để cất nhà ở. Rồi khi có bầu, tôi ốm nghén 3 tháng phải xin nghỉ không lương, mẹ lại tất bật chuẩn bị các món ăn dinh dưỡng để tôi có thai kỳ khỏe mạnh. Ngày tôi đi sinh, người lo lắng nhất cũng chính là mẹ. Hơn ai hết, mẹ biết cửa sinh là cửa tử, vì một bên chân tôi bị tật nên xương chậu bị lệch và nhỏ không thể sinh thường. Ngày tôi trong phòng mổ, mẹ như ngồi trên đống lửa; thậm chí khi đã bế đứa cháu ngoại trên tay mẹ vẫn chưa thể mỉm cười trọn vẹn vì thấy con gái còn yếu sau sinh… Cứ như thế, mẹ chăm bẵm cả con và cháu trong 6 tháng tôi thai sản. Hết thời gian nghỉ, tôi trở lại với công việc. Cả tôi và chồng đều làm ca ở công ty, do đó phần lớn thời gian con trai tôi do bà chăm sóc. Những bước đi đầu tiên của con là do bà ngoại dẫn và tiếng đầu tiên con cất lên cũng là tiếng gọi "bà".
Khi con trai tròn 2 tuổi thì vợ chồng tôi ly hôn vì nhiều lý do. Mẹ biết chuyện không thuận tình cũng không ngăn cản, mẹ chỉ nói: Con dù lớn vẫn là con của mẹ...
Tôi tất bật với cuộc sống mưu sinh để mong con có tương lai tươi sáng. Kể từ đó, đối với con trai tôi, mẹ trở thành người mẹ thứ hai, từ cơm nước, tắm rửa đến ốm đau đều một tay mẹ lo. Đến bây giờ, con trai tôi 9 tuổi, chiều chiều bà cháu vẫn cùng nhau vào bếp nấu cơm, thủ thỉ mọi chuyện từ trường học đến chuyện con mèo nhà hàng xóm hay sang ăn vụng…
Mỗi ngày tôi tan ca về đều ấm lòng khi có hai bà cháu đợi cơm. Bên mâm cơm thi thoảng lại phá lên tiếng cười vì câu chuyện vui nào đó... Mẹ tôi nay ngoài 80 tuổi, mắt đã mờ, tai đã lãng, duy chỉ có tình yêu thương dành cho con, cháu là không hề phai nhạt. Tôi vẫn luôn thầm cảm ơn mẹ vì đã sinh ra tôi và nhất là đã luôn lắng nghe, yêu thương, bảo bọc con, cháu.
Xin kết thúc bài viết bằng vài câu thơ gửi đến mẹ:
Có người mẹ thứ hai
Mang tên là bà ngoại
Suốt một đời dầu dãi
Chăm cháu và chăm con
Dẫu năm tháng hao mòn
Vẫn vẹn nguyên tình mẹ…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·'Vàng trắng' rớt giá
- ·Hải quan Bình Phước đối thoại, trao đổi thông tin với doanh nghiệp
- ·Thêm động lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Những điều kiện để TCTD được niêm yết trên thị trường chứng khoán
- ·Rạng rỡ sự nghiệp của Nhà báo anh hùng Phan Ngọc Hiển
- ·Lộc Ninh: Tiêu chết hàng loạt
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Giải pháp khắc phục thiếu lao động trong ngành điều
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Bên thềm đại hội
- ·Kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947
- ·4 tháng, giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 212 triệu USD
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Hiệu quả chủ trương "trao cần câu thay con cá”
- ·Công ty cao su Bình Phước: 8 tháng nộp ngân sách 12 tỷ đồng
- ·Ngành than lao đao
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Tuổi trẻ Cà Mau: Nhiều công trình, phần việc xây dựng quê hương