【keo 365】Bộ Giáo dục thông báo phương án tổ chức kỳ thi Quốc gia 2015
NhưChất lượng Việt Namđã đưa tin về Kỳ thi Quốc gia 2015,ộGiáodụcthôngbáophươngántổchứckỳthiQuốkeo 365 sáng nay, 29/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố các phương án tổ chức.
Theo đó, với việc tổ chức một kỳ thi quốc gia cho hai mục đích, Bộ GD-ĐT dự kiến các trường ĐH-CĐ sẽ có trách nhiệm phối hợp với các địa phương triển khai các khâu coi thi, chấm thi. Mỗi tỉnh, thành có thể có một số cụm thi tập trung. Các điểm thi là trường THPT và trường ĐH-CĐ. Bộ GD-ĐT sẽ thảo luận với các tỉnh để quyết định phương án thành lập cụm thi quốc gia.
Kỳ thi Quốc gia 2015 (Thi ĐH 2015) có nhiều đổi mới đột phá
Ba phương án như sau:
Phương án 1: Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ vẫn thi theo môn học truyền thống với 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải bắt buộc thi 4 môn, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số 5 môn thi còn lại. Ngoài 4 môn này, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác để sử dụng kết quả vào việc tuyển sinh ĐH-CĐ. Dự kiến các năm sau năm 2015 sẽ có thể bổ sung thêm các môn thi như giáo dục công dân, công nghệ, tin học và môn ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc.
Đề thi theo phương án 1 đảm bảo yêu cầu hầu hết thí sinh đáp ứng được các nội dung mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng để tốt nghiệp THPT. Còn học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên mới đáp ứng được yêu cầu các nội dung ở mức độ vận dụng cao để có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi (yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó).
Phương án 2: sẽ tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Các bài thi gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tự nhiên (tổng hợp từ các môn học vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi xã hội (tổng hợp từ các môn lịch sử, địa lý).
Các năm sau năm 2015, nếu chọn phương án “thi theo bài” này, Bộ GD-ĐT cũng sẽ bổ sung kiến thức của các môn giáo dục công dân, công nghệ, tin học vào các bài thi và chuyển dần từ việc ra câu hỏi độc lập của mỗi môn thi bằng câu hỏi có tính tích hợp kiến thức liên môn. Với phương án này, thí sinh sẽ phải bắt buộc thi 4 bài để xét tốt nghiệp THPT gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài tự chọn trong số bài thi tự nhiên hoặc xã hội
Phương án 3: sẽ có 4 bài thi tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ 11 môn học của lớp 12 THPT gồm toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, tin học, công nghệ, ngoại ngữ. Các bài thi sẽ gồm bài thi toán-tin ( gồm môn toán và môn tin), bài thi khoa học xã hội ( gồm ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân), bài thi khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ) và bài thi ngoại ngữ.
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, phương án 3 gọn nhẹ hơn (thi trong 4 buổi, với 2 ngày). Nhưng có khó khăn cơ bản là giáo viên và học sinh chưa kịp chuẩn bị đón nhận cách thức thi nên có thể gây lo lắng. Nếu thực hiện ngay trong năm 2015 thì cần phải nỗ lực rất lớn để chuẩn bị ở tất cả các khâu, trong đó quan trọng nhất là khâu ra đề, chấm thi. Việc ra đề thi tổng hợp nhiều môn học, lại sử dụng cho mục đích công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ nên khó khăn hơn. Khâu chấm thi cũng phức tạp hơn khi phải có nhiều giáo viên các môn học khác nhau cùng chấm các bài thi tổng hợp liên môn.
Dự kiến tổ chức thi vào tháng 6 hằng năm
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết Bộ dự kiến kỳ thi quốc gia sẽ diễn ra vào tuần thứ 2 của tháng 6 hàng năm.
Theo đề xuất phương án 1, kỳ thi sẽ diễn ra trong 4 ngày với 8 buổi thi. Các môn thi toán, ngữ văn có thời gian 180 phút/môn. Các môn thi còn lại là 90 phút/môn.
Với phương án 2 kì thi sẽ diễn ra trong 2 ngày rưỡi. Trong đó các bài thi toán, ngữ văn, bài thi khoa học tự nhiên, khoa học xã hội có thời gian 180 phút/bài, bài thi ngoại ngữ 90 phút/bài.
Phương án 3 sẽ thi trong 2 ngày, thời gian làm bài thi ngoại ngữ là 90 phút, các bài thi còn lại là 180 phút/bài.
Hầu hết các chuyên gia đang ủng hộ phương án số 1.
Thùy Linh
Điểm chuẩn đại học năm 2014: Học viện Tài chính công bố điểm chuẩn dự kiến
(责任编辑:La liga)
- ·Nguy cơ sức khỏe từ thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ
- ·Đột kích Sài Gòn Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn mác
- ·Tạm giữ 2 người đi xe máy tạt đầu ô tô, đánh nhau trên đường vành đai 2
- ·“Nhiều cán bộ bị rút ra khỏi bộ máy công quyền là đi tù!”
- ·Tạm giữ 16 chiếc xe đạp thể thao tại An Giang
- ·Bồ Đào Nha gặp tổn thất trước trận đại chiến với Xứ Wales
- ·75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, vững bước dưới lá cờ vinh quang của Đảng
- ·Ai sẽ lên ngôi vô địch ?
- ·Phấn đấu có một vaccine COVID
- ·Đà Nẵng: Khen thưởng Ban chuyên án phá thành công vụ vận chuyển hơn 8 tấn ngà voi và vảy tê tê
- ·Thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Zawa
- ·Tỉnh Phú Yên đưa ra các mốc thời gian để thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
- ·Công bố quyết định nghỉ hưu đối với Phó Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam
- ·Tuyển Việt Nam
- ·Nhiều hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bị tiêu hủy
- ·Tạm giữ gần 1.000 đồng hồ nữ đeo tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Dior
- ·Long An: Nhiều mặt hàng cấm tiếp tục thẩm lậu qua biên giới
- ·Đội bóng xã Tân Long đoạt giải nhất
- ·Thâm nhập 'đại bản doanh', lột tẩy góc khuất kinh doanh TPBVSK TOHA FAST
- ·Giải quần vợt Công an mở rộng