【kq bong da anh hom nay】Toà án là Bao Công nên cần giữ quyền thu thập chứng cứ
Chiều 22/11,àánlàBaoCôngnêncầngiữquyềnthuthậpchứngcứkq bong da anh hom nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Vấn đề toà án có nên thu thập chứng cứ, tài liệu được rất nhiều ĐBQH phát biểu và tranh luận. Dự thảo luật sửa theo hướng tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ.
Tòa thu thập còn khó, huống chi giao cho người dân
ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi(Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre) cho biết, đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, chuyên gia với 2 luồng ý kiến.
Thứ nhất, bày tỏ lo ngại sẽ rất khó thực hiện việc giao cho người dân, đương sự tự thu thập và cung cấp chứng cứ, bởi ngay cả tòa án làm còn khó. Nhiều cơ quan, đơn vị chậm trễ cung cấp tài liệu hoặc cung cấp không đầy đủ, không cung cấp mặc dù đã có văn bản yêu cầu của tòa án.
Loại thứ hai cho rằng, việc thu thập và cung cấp chứng cứ trong vụ án dân sự là trách nhiệm của các bên tham gia tố tụng, không phải của tòa án, tòa án của nhiều quốc gia đều thực hiện như vậy.
ĐB cho biết, trước đây trách nhiệm thu thập, cung cấp chứng cứ là của người tham gia vụ kiện, nhưng Luật Tổ chức TAND 2014 lại quy định giao về cho tòa án. Từ khi thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ tòa án gặp rất nhiều khó khăn đi xác minh, thu thập tài liệu. Có trường hợp chống đối, không cho thu thập, gây nguy hiểm trong khi cán bộ tòa án phải giải quyết rất nhiều công việc tại tòa.
Theo ĐB, việc tòa án thu thập rồi đánh giá chứng cứ sẽ không đảm bảo tính khách quan. ĐB Yến Nhi đề nghị TAND tối cao có đánh giá, giải trình làm rõ để ĐBQH và người dân an tâm hơn.
ĐB Mai Văn Hải(Thanh Hoá) cho rằng, nếu chỉ yêu cầu, hướng dẫn đương sự cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc hành chính, dân sự thì đây là gánh nặng cho người dân trong thu thập tài liệu. Theo ông, thực tế tòa án yêu cầu cơ quan cung cấp còn khó khăn, nhiều vụ việc chậm, kéo dài.
Theo đại biểu, nên nghiên cứu quy định có trách nhiệm của đương sự và tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ vụ việc hành chính, dân sự.
"Khó so sánh Thẩm phán ngày nay với Bao Công xưa"
ĐB Nguyễn Hữu Chính(Chánh án TAND TP Hà Nội) nhất trí với quy định tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ là phù hợp với thực tiễn, xu thế, nguyên tắc pháp luật và các quy định tố tụng hiện hành.
"Các cơ quan điều tra, VKS có trách nhiệm thu thập chứng cứ để làm căn cứ buộc tội, nhưng khi thấy chứng cứ chưa đầy đủ toà án có quyền bổ sung. Quy định này phù hợp với quy tắc công bằng và quy tắc suy đoán vô tội", ĐB lý giải.
Ông cũng đặt vấn đề, nếu giao tòa án thu thập chứng cứ, tài liệu sẽ không tránh khỏi những nghi vấn về quá trình, kết quả thu thập được. Ngoài ra vô hình chung đã làm thay việc đương sự, khiến họ trông chờ vào toà án, lâu dài dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc.
ĐB TP Hà Nội cho biết, việc đương sự tự thu thập, giao nộp chứng cứ phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay. Một số nước tiên tiến đã đề cao vai trò đương sự trong chứng minh sự việc.
Tuy nhiên, theo luật hiện hành và thực tiễn hiện nay, có một số trường hợp khi tòa án yêu cầu thu thập, giao nộp tài liệu liên quan đến một số cơ quan nhà nước và tổ chức còn gặp nhiều khó khăn. Nếu để đương sự tự mình thu thập, sẽ gặp khó khăn hơn nữa. Do đó, ông Chính đề nghị bổ sung tòa án hỗ trợ đương sự trong việc xác minh, thu thập tài liệu do các cơ quan nhà nước, tổ chức đang lưu giữ, quản lý.
Tranh luận về vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa(TP.HCM) đặt vấn đề "vì sao quy định tòa án thu thập chứng cứ". Lý giải, ĐB phân tích, Việt Nam theo hệ dân luật, theo đó tòa và thẩm phán chủ trì trong việc đánh giá xem xét và cần thiết thì thu thập chứng cứ.
Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa có Toà án nhân dân, trong khi các nước không có tên là Tòa án nhân dân; điều kiện của Việt Nam có sự chênh lệch về khoảng cách giàu nghèo, dân trí, văn hóa, thành thị và nông thôn. Do đó, nhiều người dân không có điều kiện tranh tụng một cách đầy đủ và "do những khoảng cách ấy, nếu khoán cho các bên sẽ rất thiệt thòi cho những người yếu thế".
ĐB cũng cho rằng: "Tòa án chủ trì thu thập chứng cứ không mâu thuẫn với các bên tự thu thập. Nhưng mỗi bên đều thu thập những chứng cứ có lợi và giấu đi những bất lợi. Chính vì các bên như vậy nên người ta mới tìm đến tòa, là tìm đến 'ông Bao Công'. Ông Bao Công phán xử, yêu cầu ông A giấu chứng cứ này phải xuất trình, ông B giấu chứng cứ kia phải xuất trình…".
ĐB Nghĩa khẳng định, chỉ có toà án mới ra lệnh được cho ngân hàng, cơ quan nhà nước cung cấp thông tin, chứng cứ. Từ đó, toà có chứng cứ khách quan để ra phán quyết công bằng, hợp lý cho các bên.
Tranh luận lại, ĐB Mai Khanh(nguyên Chánh án TAND tỉnh Ninh Bình) bày tỏ, rất khó để so sánh thẩm phán ngày nay với Bao Công khi xưa. Ông cho biết về chủ trương, các nghị quyết của Đảng đều xác định trong hoạt động tư pháp lấy tòa án làm trung tâm và xét xử làm trọng tâm. Trong công tác xét xử đề cao việc tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo cho tất cả phán quyết của tòa án chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng tại tòa.
ĐB cho rằng, khi các đương sự gửi đơn đến toà án, đa phần việc thu thập chứng cứ đều dựa vào toà án. Chính vì vậy đã nảy sinh một số hệ lụy như tình trạng nghi ngờ việc thu thập chứng cứ của thẩm phán; khiến cho cá nhân và tổ chức "quên" nhiệm vụ cung cấp chứng cứ cho các đương sự, người dân. Dẫn tới cơ quan, đơn vị trên lấy lý do khi tòa án yêu cầu mới cung cấp chứng cứ cho người dân.
ĐB nhấn mạnh, nếu tiếp tục quy định như hiện nay thì việc phấn đấu hướng đến nền tư pháp văn minh, phục vụ người dân sẽ dồn lên toà án mà bỏ qua vai trò của các cơ quan khác cũng đang nắm giữ chứng cứ trong việc cung cấp cho người dân.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bệnh nhân tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình: Giải mã tiêu chuẩn AAMI
- ·Cộng đồng tài xế đẩy mạnh làn sóng xanh tại 'Ngày hội Bác tài Xanh'
- ·Ô nhiễm không khí trong nhà
- ·Vì sao phân loại rác tại nguồn chưa hiệu quả?
- ·Thuốc chống trầm cảm có thể khiến người dùng béo phì
- ·Xe đạp điện tham gia giao thông có cần đăng ký phương tiện, gắn biển?
- ·Doanh nghiệp 'lãi' khi giảm rác thải nhựa
- ·Ưu điểm của xe điện chạy bằng pin
- ·ASSA 36: Xây dựng một cộng đồng an sinh xã hội ASEAN đồng thuận và phát triển
- ·GSM đồng hành cùng VinFast, chung tay vì một Việt Nam xanh
- ·Giã biệt nỗi ám ảnh 'ngày đẹp trời'
- ·Acecook Việt Nam thay vỏ nhựa bằng vỏ giấy thân thiện cho mì ly Modern
- ·Cộng đồng tài xế đẩy mạnh làn sóng xanh tại 'Ngày hội Bác tài Xanh'
- ·PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Ngành hàng tiêu dùng nhanh có nhiều lợi thế phát triển
- ·Hà Nội: 2 nam thanh niên vặt gương xe sang Land Cruiser Prado nhanh như chớp
- ·Điện hóa giao thông: Cần làm ngay, hướng tới ‘Net Zero’ năm 2050
- ·Những ý tưởng độ VinFast VF 3 cực ngầu, dự báo các cửa hàng xe kiếm bội tiền
- ·Cuộc đua giành thị phần xe hybrid ở Việt Nam, Toyota thắng áp đảo
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giúp nền kinh tế bứt phá
- ·Thủ đô mới của Indonesia chỉ cho phép xe điện hoạt động