【tỷ số bóng đá úc】Cơ sở đào tạo sẽ phải cam kết tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
Ông Nguyễn Hồng Minh,ơsởđàotạosẽphảicamkếttạoviệclàmchosinhviênsautốtnghiệtỷ số bóng đá úc Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề đã trao đổi với PV TBTCVN bên lề Hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
*PV: Trong thời gian vừa qua tỷ lệ cử nhân thất nghiệp đang ngày càng gia tăng và xu hướng học nghề trở nên phổ biến hơn, ông có đánh giá như thế nào về sự thay đổi trong cách nhìn nhận của xã hội về vấn đề học nghề?
- Ông Nguyễn Hồng Minh:Vấn đề cử nhân thất nghiệp gia tăng là do đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tiễn và chưa xác định chuẩn những ngành nghề cần học tập, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến thay đổi suy nghĩ của người học, phụ huynh cũng như xã hội, đó là công tác tuyên truyền về vai trò của dạy nghề, cũng như giáo dục nghề nghiệp đối với người học để tìm được việc làm có thu nhập ổn định.
Đồng thời, tác động từ các cơ chế chính sách của nhà nước như học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề thì được miễn giảm học phí, chính sách dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, dân tộc thiểu số đều được nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí kể cả cấp học bổng. Do đó đã tạo điều kiện để phân luồng học sinh ngay sau trung học cơ sở để đi học nghề.
|
Tuy nhiên để tháo gỡ những việc này một cách căn bản, nhà nước cần có những quy định chặt chẽ hơn trong vấn đề tuyển sinh các trình độ, bởi vì chúng ta phải xác định được nhu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo, chứ bây giờ không nắm được thì không định hướng được cho người học.
* PV: Tỷ lệ lao động học nghề xong tìm được việc làm cao nhưng theo bản tin thị trường lao động công bố hàng năm, tỷ lệ thất nghiệp trong cao đẳng và cao đẳng nghề khá cao, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hồng Minh:Các bản tin thị trường luôn phản ánh một thực tế là học càng cao thất nghiệp càng nhiều, nhất là đối với trình độ cao đẳng, vì học lý thuyết nhiều mà thực hành thì ít.
Tuy nhiên, với trình độ cao đẳng nghề thì rất ít học sinh ra trường không có việc làm, đặc biệt là ở những trường chất lượng cao, những ngành nghề trọng điểm thì hầu như không có tình trạng thất nghiệp. Còn trình độ trung cấp thì thực hành nhiều nhưng trung cấp chuyên nghiệp còn thực hành ít, đây cũng là hạn chế trong tìm việc làm của sinh viên.
Theo quy định mới tại Luật Giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ thực hành ít nhất phải từ 50% trở lên, nhưng 50% này chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, còn các ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ phải cao hơn để đảm bảo tỷ lệ thực hành cho người lao động.
* PV: Để thu hút học sinh vào học nghề, các trường có cần phải cam kết trong việc tạo việc làm sau khi ra trường không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hồng Minh:Để thu hút học sinh vào học nghề ngoài việc tuyên truyền các chính sách thì vai trò quan trọng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là phải tăng cường chất lượng như điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình để làm sao chương trình đó phải sát thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp.
Các cơ sở này cũng cần có bộ phận kết nối với doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho học sinh sau khi ra trường. Thực tế có rất nhiều trường đã cam kết với học sinh rằng nếu ra trường không giải quyết được việc làm thì sẵn sàng trả lại tiền, đây sẽ là xu thế trong thời gian tới.
Hiện chúng tôi cũng đang xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn sau 2020 – 2025. Theo đó các trường phải tự xây dựng những điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó chúng tôi sẽ hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia cho một số trường chất lượng cao và ngành nghề trọng điểm để làm sao những trường và ngành này có điều kiện để nâng cao chất lượng.
* PV: Trước tình trạng thất nghiệp nhiều, nhiều chuyên gia đề nghị xây dựng mô hình hạn ngạch đào tạo đại học, đây được xem là giải pháp có tính vĩ mô để điều chỉnh việc phân luồng đào tạo ,nhưng cũng có ý kiến cho rằng sẽ trở về quản lý bao cấp, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?
-Ông Nguyễn Hồng Minh:Quan điểm của tôi là đào tạo phải theo nhu cầu của thị trường, vai trò của nhà nước ở đây là xác định ngành nghề có cơ hội việc làm trong thời gian tới để định hướng cho người học.
Hiện nay quan niệm của người học vẫn theo bằng cấp, chứng chỉ, do đó phải có tác động từ các chính sách của nhà nước làm sao thu hút người học vào giáo dục nghề nghiệp, cũng như có các chính sách miễn giảm học phí, học bổng đối với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, ngành khó tuyển sinh hay các ngành nghề trọng điểm của quốc gia…
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nghệ An: Cần trả lại đất cho gia đình liệt sỹ
- ·Tuyển thủ Việt Nam lỡ hẹn với AFF Cup 2024
- ·‘Thánh Muay’ Buakaw không hạ được võ sĩ Nhật Bản, tiết lộ về trận gặp Pacquiao
- ·Xem trực tiếp U17 Việt Nam vs U17 Yemen trên kênh nào?
- ·May mắn khi sống thử
- ·Xem trực tiếp U17 Việt Nam vs U17 Yemen trên kênh nào?
- ·Vòng 9 Ngoại Hạng Anh: 'Đại chiến' mãn nhãn, Man Utd lại thua
- ·U17 Việt Nam có cơ hội lớn dự FIFA U17 World Cup 2025
- ·“Tôi sẽ chết xanh cỏ cho em xem…”
- ·Vòng 9 Ngoại Hạng Anh: 'Đại chiến' mãn nhãn, Man Utd lại thua
- ·Mũ bảo hiểm rởm, phạt ai?
- ·Đánh bại Chelsea, Liverpool trở lại ngôi đầu
- ·Xác định 16 đội bóng dự giải U17 châu Á 2025
- ·Xác định 8 trận đấu ở vòng 1/8 cúp Quốc gia 2024/2025
- ·Con chỉ ước không phải bỏ học giữa chừng
- ·U17 Australia, Indonesia chuyền qua lại ở sân nhà, câu giờ lấy vé đi tiếp
- ·Công Phượng mờ nhạt, Bình Phước hòa may mắn trước Hòa Bình
- ·Jose Mourinho nhận thẻ đỏ, Man Utd vẫn không thắng Fenerbahce
- ·Giá vàng hôm nay 14/12: Đến lượt vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng
- ·Bóng đá trẻ Việt Nam cần huấn luyện viên ngoại?