【keochaua】Tình hình Biển Đông mới nhất: Ấn Độ gọi Biển Đông là ‘biển Tây Philippines’
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtẤnĐộgọiBiểnĐônglàbiểnTâkeochauao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, báo Giáo Dục Việt Nam dẫn nguồn từ tờ Tin tức Trung Quốc đưa tin, sáng 1/11 tàu hộ vệ tàng hình INS Sahyadri lớp Shivalik Ấn Độ đến thủ đô Manila (Philippines) đậu ở bến cảng số 15 cảng Nam, chính thức bắt đầu tiến hành chuyến thăm dài 4 ngày đối với Philippines. Trong thời gian thăm, binh sĩ Hải quân Philippines cũng sẽ có cơ hội bước lên tàu hộ vệ Ấn Độ tham quan, tăng cường hiểu biết về trang bị và thao tác tàu chiến Ấn Độ.
Ấn Độ đang ngày càng quan tâm và tăng cường can thiệp vào tình hình Biển Đông hiện nay
Đáng chú ý, tàu hộ vệ của Ấn Độ tới thăm Philippines không lâu sau khi Bộ trưởng Ngoại giao hai nước chủ trì hội nghị Ủy ban hợp tác song phương lần thứ ba tại Ấn Độ vào ngày 14/10 vừa qua. Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị đã gọi Biển Đông là "biển Tây Philippines", gián tiếp bày tỏ sự ủng hộ ngoại giao của Ấn Độ đối với Philippines trong vấn đề Biển Đông.
Giới chuyên gia nhận định, việc Ấn Độ gọi Biển Đông bằng cái tên ‘biển Tây Philippines’ như vậy thực sự đã truyền đi tín hiệu ủng hộ Manila, đồng thời tỏ rõ New Delhi đã không thèm để ý đến "cảm nhận" của Bắc Kinh. Nhân dịp này, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã giới thiệu cho người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj về tiến triển mới nhất của tranh chấp Biển Đông và tình hình vụ kiện trọng tài của Philippines.
Qua đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã bày tỏ ủng hộ đối với việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông. Hai bên tái khẳng định, dựa vào các nguyên tắc của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để giải quyết hòa bình tranh chấp, không thể sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
Việc Ấn Độ gọi Biển Đông là ‘biển Tây Philippines’ tỏ rõ sự ủng hộ của nước này với Manila trong vụ kiện Biển Đông
Trước tình hình này, báo Trung Quốc cho rằng việc Ấn Độ gọi Biển Đông là ‘biển Tây Philippines’ (chứ không phải biển Nam Trung Hoa - Nam Hải - cách gọi của Trung Quốc) là thành quả mới nhất trong chiến dịch "lôi kéo Ấn Độ" của Philippines. Ngoài ra, Ấn Độ có thể cũng tính đến việc tồn tại mâu thuẫn biên giới lãnh thổ trên bộ với Trung Quốc, có những điểm tương tự với tình hình của Philippines, vì vậy cũng hy vọng phối hợp chặt chẽ với Manila.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, hôm nay ngày 2/11, hải quân Australia đã tiến hành tập trận chung bắn đạn thật với hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trên Biển Đông. Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, cuộc tập trận diễn ra tại khu vực không xa lắm so với các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
Phát biểu trước giới truyền thông, các quan chức Bộ quốc phòng Australia bác bỏ tính chất đặc biệt của cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu này, cho rằng đó chỉ là một hoạt động hợp tác bình thường giữa hải quân Australia với hải quân các nước trong khu vực.
Đợt tập trận chung bắn đạn thật trên Biển Đông của Australia và Trung Quốc thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế
Tuy nhiên một chuyên gia an ninh quốc phòng hàng đầu ở khu vực Đông Á nhận định, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng liên quan tới tình hình Biển Đông hiện nay, động thái tập trận của Australia với Trung Quốc lúc này có thể là một “thảm họa PR". Cụ thể ông Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Lowy nói: “Australia tự hào về mối quan hệ thân thiết giữa họ với hải quân Trung Quốc, không có nhiều nước được phép tiến hành tập trận như thế”.
Được biết, Australia là lực lượng quân đội phương Tây duy nhất được tập trận bắn đạn thật cùng hải quân Trung Quốc khi chiến hạm HMAS Warramunga của họ lần đầu tham gia hoạt động này năm 2010. Chuyên gia Graham cho biết, ông đã rất mong cuộc tập trận được hủy bỏ vì ông lo ngại phía Trung Quốc sẽ sử dụng nó vào mục đích tuyên truyền của nước này.
Đồng thời, chuyên gia này cũng tin rằng số vũ khí được sử dụng trong cuộc tập trận trên Biển Đông sẽ không nhiều và tính chất thực sự của nó theo ông chỉ mang ý nghĩa biểu tượng và được phía Trung Quốc sử dụng như một vũ khí tuyên truyền, đặc biệt trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện tại.
Lan Anh(T/h)
Các kịch bản vụ máy bay Nga rơi: Từ lỗi kỹ thuật cho đến khủng bố
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thịt heo bẩn bốc mùi được vận chuyển vào Tp. HCM
- ·Những công trình xây dựng nào ở TP.HCM sẽ được thi công trở lại?
- ·Vinhomes Ocean Park đón đầu xu hướng dịch chuyển về phía đông Thủ đô
- ·Thanh Hoá kiểm điểm dự án khu dân cư Hải Hà không qua đấu giá
- ·Công an TP.HCM nói về tội phạm lập nhóm, hội kín bàn chuyện cướp giật
- ·Căn hộ chung cư 200m2 gây tò mò, phòng ngủ siêu đẳng cấp
- ·Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 không phải ai cũng biết
- ·Quy định mới xử phạt môi giới bất động sản cò đất hết cửa náo loạn
- ·Bé trai hơn tháng tuổi bị bỏ rơi cùng bức thư xin lỗi của người mẹ
- ·TP.HCM tập trung gỡ vướng 12 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp
- ·Máy bay bị sét đánh thủng vẫn vượt Đại Tây Dương an toàn
- ·BĐS cao cấp Tây Hà Nội
- ·Hà Nội lập đoàn liên ngành kiểm tra dự án hoang vào tầm ngắm
- ·Những thiết kế bàn ăn hoàn hảo cho không gian nhỏ
- ·Tin tức mới nhất: Hàng tấn gỗ ra than trong biển lửa ở TP. HCM
- ·Một số kiêng kỵ khi treo tranh hổ trang trí nhà cho Tết Nhâm Dần
- ·HP Intermix Bắc Giang
- ·Quà tân gia ‘khủng’ từ The Sapphire 2
- ·Quan hệ tình dục với... ống xả ô tô ngay giữa ban ngày
- ·TNR Holdings Vietnam ‘đánh thức’ tiềm năng BĐS vùng ven