【anh vs bắc macedonia】Xuất khẩu gần 81 tỷ USD, ngành nào “vượt khó”, nhóm nào “lâm nguy”?
Xuất khẩu thủy sản "lấy đà" hồi phục hậu Covid-19 | |
Giá gạo xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn bình quân chung 2,5 triệu đồng/tấn | |
Gấp rút tăng tốc, xuất khẩu gỗ "cán đích" 12 tỷ USD? |
Kim ngạch xuất khẩu 5 nhóm hàng chủ lực, đơn vị "tỷ USD". Hình ảnh, biểu đồ: T.Bình. |
2 nhóm tăng tỷ USD
Trong 4 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều ngành hàng xuất khẩu gặp khó, có mức tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm như nhóm hàng điện thoại và linh kiện, dệt may…
Tuy nhiên, dữ liệu của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận trong 4 tháng đầu năm có một số nhóm hàng là điểm sáng kéo kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt được tăng trưởng dương, trong đó có 2 nhóm hàng đạt con số tăng thêm tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Cụ thể, 4 tháng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,14 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 2,51 tỷ USD.
Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã soán ngôi của dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau 4 tháng đầu năm 2020.
Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 3,42 tỷ USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chủ lực khác như: EU đạt 1,55 tỷ USD, giảm 6,3%; Hoa Kỳ đạt 2,67 tỷ USD, tăng gấp 2,1 lần; thị trường Hồng Kông đạt 945 triệu USD, tăng 33,6%; Hàn Quốc đạt 851 triệu USD, giảm 9,7%...
Trong khi đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 6,78 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 1,46 tỷ USD.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 2,22 tỷ USD, tăng mạnh 71%; EU đạt trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 31,7%; Nhật Bản với 655 triệu USD tăng 9,4%; Hàn Quốc với 643 triệu USD, tăng 38,9% so với cùng thời gian năm 2019...
Ngoài ra, 4 tháng đầu năm còn có một số ngành hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 308 triệu USD, tương ứng tăng 76,9%; dây điện và dây cáp điện tăng 202 triệu USD, tương ứng tăng 38,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 159 triệu USD, tương ứng tăng 5,1%...
Điện thoại, dệt may cùng giảm
Bên cạnh một số nhóm hàng tăng trưởng khá, 4 tháng đầu năm 2020 chứng kiến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng âm.
Điển hình là điện thoại các loại và linh kiện. Dù vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất nhưng 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 15,38 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.
4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang EU đạt 3,32 tỷ USD, giảm 24,1%; Hoa Kỳ đạt trị giá 2,99 tỷ USD, giảm 9,7%; Hàn Quốc đạt 1,59 tỷ USD, giảm 4,5%...
Trong các thị trường chủ lực của nhóm này, Trung Quốc có sự tăng trưởng ấn tượng tới 4,3 lần so với cùng kỳ 2019, đạt kim ngạch 2,73 tỷ USD.
Một nhóm hàng chủ lực khác trong Top 3 cũng chịu cảnh tăng trưởng âm là dệt may.
4 đầu năm, nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 cả nước chỉ đạt 8,65 tỷ USD, giảm tới 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, Hoa Kỳ vẫn là địa chỉ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 3,95 tỷ USD, nhưng giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Các thị trường khác như: Nhật Bản với 1,17 tỷ USD, tăng 1,2%; thị trường EU với hơn 1 tỷ USD, giảm 13,5%...
Cùng trong đà sụt giảm còn có nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su), với kim ngạch đạt 5,37 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 với trị giá 1,6 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tiếp theo là thị trường EU với 932 triệu USD, tăng 7,9%; Hoa Kỳ với 579 triệu USD, tăng 11,1%...
Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp còn phải kể đến sự ảm đạm của nhóm hàng thủy sản. 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 2,23 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, Nhật Bản là thị trường lớn nhất với 434 triệu USD, tăng 5,9%; Hoa Kỳ đạt 377 triệu USD, giảm 2,1%; EU với 336 triệu USD, giảm 14,3%; Trung Quốc với 246 triệu USD, giảm 9,3%…
Bên cạnh đó, nhóm hàng chủ lực nữa là giày dép các loại cũng mới đạt 5,36 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng giày dép với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 1,98 tỷ USD (giảm nhẹ 0,7%) và 1,38 tỷ USD (giảm 6,1%). Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường này đạt 3,36 tỷ USD, chiếm 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu
- ·Hội LHPN tỉnh: Tập huấn Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội
- ·Hội nghị giao ban công tác nội chính quý 2/2024
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Kinh tế Bình Phước tăng trưởng khá, đứng thứ 2 vùng Đông Nam Bộ
- ·Gần 18.000 tỷ đồng giúp các tỉnh ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Bàn giao nhà tình thương cho hộ bà Lâm Thị Bông
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Hớn Quản cần rà soát lại nhu cầu sử dụng thiết chế cơ bản để đầu tư phù hợp
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Công an tỉnh Bình Phước khen thưởng đột xuất 7 cá nhân
- ·Bình Long cần huy động tối đa nguồn lực xã hội phục vụ đầu tư phát triển
- ·Kỷ niệm trọng thể 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Thành tựu nông thôn mới gắn với tâm huyết người cao tuổi
- ·Công tác binh vận góp phần làm nên chiến thắng Tàu Ô
- ·Miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Cần thay mới nắp hố ga đã hư hỏng