【kết quả ngoại hạng anh hôm qua】Cần chính sách ưu đãi thuế, phí đủ “mạnh” cho tăng trưởng xanh
An sinh xã hội và tăng trưởng xanh sẽ là “sân chơi” mới của doanh nghiệp | |
Tăng trưởng xanh: Doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc | |
Tăng trưởng xanh: Khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn |
Chính sách thuế, phí là công cụ hỗ trợ đắc lực cho tăng trưởng xanh. Ảnh: Internet |
Sáng 11/3, tại Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu sử dụng công cụ chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ dự án về chính sách thuế do Quỹ Nghiên cứu Tư vấn Việt - Bỉ (SCF) tài trợ cho Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ góp phần củng cố các luận cứ khoa học về sử dụng chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam phục vụ xây dựng Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2021-2030 và Chiến lược tài chính 2021-2030.
Ông Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, CIEM cho biết, chính sách thuế, phí là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ có thể được sử dụng nhằm tác động tới hành vi sản xuất, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc ưu đãi thuế đối với các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường; đồng thời, đánh thuế đối với hoạt động kinh tế làm tổn hại đến môi trường.
Theo kinh nghiệm quốc tế, cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở các quốc gia có thể khác nhau, nhưng đều hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh; giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính; thích ứng với biến đổi khí hậu…; từ đó, áp dụng các công cụ kinh tế nhằm buộc các nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm; khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường.
Vì thế, ông Hải cho biết, một số nước đang áp dụng các giải pháp như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải; ưu đãi thuế cho các doanhnghiệp công nghệ cao; áp dụng các chính sách thuế hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường…
Tại Việt Nam, nghiên cứu cho biết, chính sách thuế liên quan đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững bao gồm các chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải; áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…
Ông Nguyễn Mạnh Hải đánh giá, Việt Nam đã ban hành và áp dụng một số chính sách thuế liên quan đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng xanh. Bên cạnh đó, chính sách thuế nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường chưa phù hợp với thực tiễn, số thu từ các sắc thuế này chưa tương xứng với những tổn hại do hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ra…
Đồng quan điểm, ông Lê Quang Thuận, Trưởng ban Ban Tài chính quốc tế, Viện Chiến lược và Tài chính cho biết, chính sách thuế được coi là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách không dễ dàng nên cần nghiên cứu sâu và tiếp tục hoàn thiện các chính sách một cách cụ thể để tăng cường hiệu quả.
Với tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, để hoàn thiện chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng xanh, đại diện CIEM đề xuất chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cần được hoàn thiện cả về mức ưu đãi và thời gian ưu đãi nhằm thu hút có chọn lọc đầu tư vào phát triển ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao; khuyến khích sản xuất năng lượng sạch; khuyến khích phát triển vận tải công cộng.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Mạnh Hải cho rằng, các cơ quan quản lý cần quy định mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học bằng 50% của mức thuế suất đối với xăng khoáng nhằm tạo sự chênh lệch đáng kể giữa xăng sinh học và xăng khoáng; cần tăng mức thu đồng thời áp dụng kết hợp mức thu tuyệt đối và mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm; cần mở rộng phạm vi đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để bao quát hết các sản phẩm gây tổn hại đối với môi trường như: phân bón hóa học; khí thải…
Đối với chính sách phí bảo vệ môi trường, nghiên cứu chỉ ra rằng, cần tiếp cận theo cơ chế giá thị trường, đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư tham gia thu gom, xử lý chất thải...
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội: Thu giữ trên 11.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc
- ·Người Việt 'khoe' dùng ChatGPT hỗ trợ công việc
- ·Thêm một lãnh đạo cấp cao Xiaomi xin từ chức
- ·Hàng không Việt Nam thay đổi chính mình, chuyển đổi số mạnh mẽ
- ·Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường kinh doanh TPCN không rõ nguồn gốc
- ·Tuyến cáp quang biển quốc tế APG gặp sự cố lần thứ tư
- ·Quy định mới với doanh nghiệp nhập dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
- ·Tội phạm mạng lợi dụng sự cả tin và lòng tham của con người để lừa đảo
- ·Vì sao Bộ Y tế nhất quyết đòi cấm thuốc lá điện tử?
- ·Tri ân khách hàng, FPT Telecom nâng băng thông giá không đổi
- ·Lãnh đạo Cục Hàng không: Bamboo Airways vượt lên phủ sóng lớn nhất mạng bay nội địa
- ·Tài sản ông Lê Hồng Minh tăng hơn 1.000 tỷ đồng trong vài ngày nhờ cổ phiếu VNG
- ·Google bị tố trả 1 phần doanh thu tìm kiếm từ Chrome trên iOS cho Apple
- ·Thanh toán qua mã QR tạo bước tiến trong chuyển đổi số ngành bán lẻ
- ·Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
- ·Rộ chiêu đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngày đầu năm mới
- ·Chuyển đổi nhờ ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng low code
- ·Đồng Tháp tăng cường tự động thu thập dữ liệu nông sản
- ·Cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 6 thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể
- ·Thấy gì từ việc Xiaomi chuyển sản xuất sang Việt Nam?