【nhan dinh hang nhat anh】Nhiều nguồn tài chính đầu tư cho y tế
Ngoài ra, Chính phủ đã dành nguồn ưu tiên từ NSNN, ODA, trái phiếu chính phủ để đầu tư đột phá cho hệ thống khám chữa bệnh.
Chi cho y tế khoảng 7 - 8% tổng chi ngân sách nhà nước
Ông Nguyễn Đức Nhật, Phó trưởng phòng Sự nghiệp y tế xã hội, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tổng chi toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe, bao gồm KCB (NSNN, bảo hiểm y tế (BHYT), người dân) so với GDP ngày càng tăng. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng chi từ NSNN cho y tế đã cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN và đạt khoảng 7-8% tổng chi ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Kết quả thực hiện trong thời gian qua cho thấy chính sách của Đảng, Nhà nước đã từng bước đạt mục tiêu xóa bỏ bao cấp qua giá dịch vụ, đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, được thể hiện nổi bật ở cả 3 mặt chủ yếu: chất lượng dịch vụ KCB được nâng lên rõ rệt; chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập giảm dần; tăng mức tự chủ hoạt động và tài chính của đơn vị .
Ông Nguyễn Đức Nhật, Phó trưởng phòng Sự nghiệp y tế xã hội, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính
Đến nay, cơ bản hoàn thành việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; cơ bản hoàn thành đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn.
Ông Nhật nhận định: “Chưa bao giờ ngành y tế được đầu tư với quy mô lớn như 9 năm qua. Người bệnh đã được sử dụng các buồng bệnh khang trang, sạch sẽ hơn trước. Các bệnh viện có đủ trang thiết bị nên đã phát triển được chuyên môn, thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu KCB cho người dân ngay trên địa bàn cư trú”.
Người dân giảm chi tiền túi cho KCB
Cũng theo ông Nhật, việc tham gia BHYT đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc gắn với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT so với dân số ngày càng tăng, từ 46,6% năm 2008 lên 86,7% năm 2018; số thu BHYT năm 2018 khoảng 92.000 tỷ đồng. Trong đó, đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT bằng khoảng 61%. Số tiền NSNN đóng, hỗ trợ cho một số đối tượng so với tổng số tiền đóng BHYT bằng khoảng 41%.
Ngoài ra, các đối tượng chính sách như người có công, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng yếu thế cũng được NSNN đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm sức khỏe phát triển khá nhanh, gần 40 doanh nghiệp tham gia kinh doanh và trên 16,5 triệu hợp đồng, doanh thu trên 13.300 tỷ đồng. Tỷ trọng chi tiền túi của người dân cho KCB giảm từ 63% năm 1993 xuống còn 38,5% năm 2016.
Cùng với đó, công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho y tế tăng nhanh. Các cơ sở KCB công lập được huy động vốn, liên doanh, liên kết trên nguyên tắc đảm bảo nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, bảo toàn vốn và tài sản nhà nước, công khai, minh bạch. Cơ sở KCB tư nhân phát triển nhanh, từ chỗ không có bệnh viện tư, năm 1993 tới nay đã có 206 bệnh viện tư nhân với 15.475 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân. Đặc biệt đã xuất hiện một số mô hình bệnh viện, phòng khám tư nhân hoạt động không vì lợi nhuận.
Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ thu một phần viện phí sang cơ chế giá dịch vụ, thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Đây là bước đổi mới cơ bản nhất, quan trọng về tài chính y tế, khắc phục tình trạng “bao cấp qua giá”, là điều kiện cơ bản để các cơ sở KCB thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, tăng sự lựa chọn của người sử dụng dịch vụ.
Theo thẩm quyền và căn cứ lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ KCB, từ năm 2012 đến nay, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện 4 lần điều chỉnh giá dịch vụ KCB. Đến nay, giá dịch vụ KCB được cơ cấu xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB thời gian qua được thực hiện theo lộ trình thận trọng, có phân chia tiến độ điều chỉnh giữa các đơn vị, địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân. Điều này đã góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm và tiến tới xóa bỏ chênh lệch về giá dịch vụ giữa khu vực công và tư, tạo điều kiện cho y tế tư nhân phát triển bình đẳng với y tế công lập, là một cải cách lớn và thành công của ngành y tế sau gần 20 năm đổi mới giá dịch vụ y tế.
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Bộn bề gian khó ở khu định canh định cư Long Bình
- ·Tặng quà Noel cho trẻ như thế nào thì tốt?
- ·Những điều không ngờ xảy đến với cơ thể khi bạn ngủ quá ít
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Sẽ thịt trâu chọi thua cuộc ở vòng loại để bán cho du khách
- ·Phát hiện xác chết trên hồ Suối Cam
- ·Tân Tiến: Phát triển dịch vụ nhà hàng tiệc cưới
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Thiệt mạng do tông vào xe dựng bên đường
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Lời cảnh báo từ 2 vụ cháy xe ô tô
- ·Thời hạn và trình tự cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- ·Khám bệnh, chữa bệnh BHYT ở tuyến xã và huyện
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Mẹo hạ sốt, trị cảm cúm cực đơn giản từ hành tây
- ·11/19 bệnh viện và trung tâm y tế đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại
- ·Tăng tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 1,2 triệu đơn vị trong năm 2016
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Gần 500 công nhân Công ty TNHH Sanghun đình công