【bắt kèo bóng đá】Nhà ở xã hội TP.HCM: Chính sách đừng ép doanh nghiệp
Nhà ở xã hội đang là mảng trống trong chính sách nhà ở hiện nay.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đực,àởxãhộiTPHCMChínhsáchđừngépdoanhnghiệbắt kèo bóng đá Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 29/6.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Đực, nhiều doanh nghiệp, thậm chí cả doanh nghiệp lớn kinh doanh bất động sản không mặn mà với dự án nhà ở xã hội. Mặt khác, các dự án nhà ở xã hội hiện nay chưa được xây đúng nghĩa mà chỉ là chuyển đổi từ nhà ở thương mại diện tích lớn sang căn hộ nhỏ hoặc chung cư tái định cư.
Liên quan đến vấn đề này, tiến sỹ Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho rằng, không có loại nhà ở thương mại nào dành cho người lao động tự do nghèo. Nhà ở xã hội đang là mảng trống trong chính sách nhà ở hiện nay. Điều này đã khiến người dân phải tự xoay sở chỗ ở của mình bằng cách sống co cụm nhiều người trong căn hộ nhỏ, xa trung tâm, thậm chí lấn chiếm để làm nhà ở tại nhiều tuyến kênh ở khu ngoại thành.
Góp ý về chính sách phát triển nhà ở, ông Nguyễn Văn Đực cho biết, Nhà nước cần thể hiện trách nhiệm tuyệt đối của mình, không thể giao phó cho doanh nghiệp. Việc ép doanh nghiệp dành 15-20% số căn hộ trong dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội là gây khó khăn cho chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, cần thiết thành lập tập đoàn phát triển nhà ở, dành các quỹ đất khu vực ngoại ô để phát triển nhà ở xã hội. Việc làm dự án nhà ở xã hội phải có quy hoạch lâu dài, hình thành cả khu đô thị tách riêng với nhà ở thương mại. Ngoài ra Nhà nước cũng cần tăng cường làm nhà công vụ cho thuê.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Võ Kim Cương, cơ quan Nhà nước cần phải đổi mới quan điểm quản lý phát triển đô thị, lấy mục tiêu vì con người, phát triển ổn định, bền vững làm cơ sở để giải quyết hài hòa các lợi ích của người dân, không thể chỉ vì bộ mặt của đô thị mà hy sinh lợi ích của người dân, nhất là tầng lớp dân nghèo.
Mặt khác chính quyền đô thị cũng phải chấp nhận người nhập cư là công dân của mình, có nhiều hình thức trợ cấp và bao cấp nhất định cho họ, đặc biệt là phát triển thị trường nhà cho thuê.
Dưới góc độ quản lý Nhà nước, ông Phan Trường Sơn, Trưởng Phòng phát triển nhà và Thị trường bất động sản – Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để phát triển nhà ở xã hội, Nhà nước cần phải có trách nhiệm nhưng không phải bỏ ra 100% vốn để xây dựng mà cần xã hội hóa, cần sự tham gia của doanh nghiệp và nhân dân.
Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về thuế sử dụng đất, lãi suất vay… cũng chính là hỗ trợ người dân vì khi đó giá sản phẩm sẽ thấp, người dân tiệm cận được với giá bán.
TheoDoanh nhân Sài Gòn
Bí quyết thiết kế nhà ống rộng rãi và thông thoáng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Mỹ cáo buộc Trung Quốc dung túng tin tặc
- ·7 điều cặp đôi hạnh phúc hay làm trên giường ngủ
- ·Quỹ vắc xin phòng chống Covid
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Đơn hàng xuất khẩu da giày đang giảm dần
- ·Dân Nhật phản đối việc đồng Yên ngày càng mất giá
- ·Chính sách kinh tế mới khiến mỗi người nghèo Mỹ mất 18.000 USD/năm
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Trái phiếu tư nhân Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Kiện cả nhà vợ sau khi phát hiện bạn đời là người chuyển giới
- ·Giới trung lưu Mỹ không giàu như ta nghĩ
- ·Tài sản cất giấu trốn thuế của Ấn Độ ước tính lên tới 2.000 tỷ USD
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·8 tháng ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD
- ·Các quỹ đầu cơ tiếp tục cắt giảm đầu tư vào vàng
- ·Ấn Độ bán 7 tỷ USD cổ phần tại 3 công ty quốc doanh
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Ông bố làm giấy khen tặng con gái 'ăn dặm thành công'