【xem nhận định bóng đá】Sinh viên làm thêm: Tích luỹ kỹ năng sống
(CMO) Cân bằng tốt giữa việc học và việc làm thêm luôn là vấn đề được bàn luận. Bởi sau thời gian làm thêm mệt nhoài, sinh viên có thể gặp khó khăn để tập trung tiếp thu kiến thức mới và hoàn thành bài tập về nhà.
Hình ảnh sinh viên làm thêm không còn xa lạ, đặc biệt ở khu vực nội ô thành phố, gần trường cao đẳng, đại học. Ngay cả vào mùa tựu trường hay dịp hè thì cũng dễ dàng nhìn thấy sinh viên phát tờ rơi, phục vụ quán ăn nhanh, khu vui chơi, giải trí… Việc làm thêm giúp sinh viên có thêm khoản tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức thực tế quý báu.
Bạn Nguyễn Âu Phi, sinh viên năm 3, ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho biết, ngoài giờ học, tôi thường làm phục vụ quán cà phê. Dịp hè, tôi còn cộng tác lắp đặt thiết bị và tiếp thị cho một công ty thuỷ sản. Công việc không quá cực nhọc nhưng đòi hỏi nhiều thời gian, phải ứng biến nhanh nhẹn để xử lý tình tốt các tình huống vì mỗi buổi làm tôi gặp rất nhiều khách hàng. Phục vụ khách hàng bằng cái tâm dưới hình thức chuyên nghiệp là những điều tôi học hỏi được khi tìm đến việc làm thêm này.
Phải tất bật với công việc làm thêm (bán vé cho xe khách Tuấn Hưng) nên bạn Trần Phương Uyên, sinh viên ngành Sư phạm mầm non phải tranh thủ thời gian từ khuya đến gần sáng để học và ôn bài. Có khi Phương Uyên phải thức tận 2 giờ sáng mới có thể hoàn thành xong việc ôn bài và làm bài tập về nhà. Và thời gian biểu này cứ lặp đi lặp lại từ khi bạn mới bước chân vào giảng đường. Trên thực tế không phải sinh viên nào cũng có sức khoẻ tốt để cân bằng giữa việc làm thêm và việc học như Uyên trong thời gian dài.
Công việc bán thời gian được nhiều sinh viên lựa chọn. |
Bạn Hồng Thị Kiều, sinh viên ngành Kế toán, chia sẻ: "Vì là nữ nên đôi khi tôi cảm thấy mệt khi trở về sau buổi làm thêm. Nhưng tôi không quên nhiệm vụ hàng đầu của bản thân là học tập thật tốt. Bởi thế, tôi luôn cố gắng hình thành chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, tích cực để sau giờ làm vẫn đủ sức khoẻ để học tốt.
Trải nghiệm công việc làm thêm sẽ mang đến cho sinh viên nhiều điều mới mẻ, nhưng cần xác định đâu là thời điểm làm thêm thích hợp để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học. Bởi xu hướng tuyển dụng đòi hỏi sinh viên có kỹ năng mềm, năng động, tháo vác trong công việc nhưng xếp loại tốt nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng.
Phó trưởng phòng Công tác sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Trần Xuân Đào thông tin, sinh viên trường đều chọn công việc làm thêm bán thời gian nên chúng tôi không thể thống kê được số liệu chính xác. Nhưng theo khảo sát, số lượng sinh viên của trường làm thêm tập trung tại quán cà phê, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí… Đa phần các bạn tìm đến công việc làm thêm để kiếm thêm chi phí sinh hoạt và cũng mong muốn tích luỹ nhiều kinh nghiệm, kỹ năng sống cho bản thân./.
Phùng Ngọc Trầm
(责任编辑:World Cup)
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Chủ động các biện pháp phòng dịch Covid
- ·Xét nghiệm Covid
- ·Lộc Ninh thực hiện đồng bộ các gói hỗ trợ an sinh xã hội
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Bình Phước thêm 1 trường hợp F0 được điều trị thành công
- ·Không hoang mang, lo lắng nếu trở thành F1
- ·Lực lượng Công an tỉnh hướng về vùng tâm dịch
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·“Vắc xin + 5K”
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Khi kỹ sư tâm hồn chia lửa cùng “chiến sĩ áo trắng”
- ·Tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa
- ·Gian nan hành trình tìm F0
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Hoạt động thiện nguyện bằng cả tấm lòng
- ·Khi công đoàn đồng hành với công nhân
- ·“Đâu cần thanh niên có…”
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Tuổi trẻ Bù Đốp tiếp sức vùng tâm dịch