【bảng xếp hạng 3 đức】Thận trọng điều hành giá để kiểm soát lạm phát
>> Giãn lộ trình tăng viện phí,ậntrọngđiềuhànhgiáđểkiểmsoátlạmphábảng xếp hạng 3 đức giảm lãi suất, giữ vững lạm phát mục tiêu 5%
Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban tại cuộc họp ngày 19/10 vừa qua.
Trên cơ sở báo cáo thảo luận của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, từ nay đến cuối năm, công tác điều hành giá còn nhiều áp lực do các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, Tết; diễn biến thất thường của thời tiết tác động tới giá lương thực, thực phẩm; giá xăng dầu có xu hướng hồi phục.
Ngoài ra, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công và độ trễ của chính sách tín dụng dự kiến sẽ tác động tới tình hình lạm phát. Do đó, công tác điều hành giá trong những tháng cuối năm cần tiếp tục được thực hiện một cách thận trọng, chặt chẽ, quyết liệt để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng
Tại thông báo này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành, giữ ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1,81% đến dưới 2%; bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ.
Cũng tại thông báo này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã biểu dương Bộ Tài chính (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá) đã có báo cáo toàn diện về công tác quản lý, điều hành giá trong 9 tháng đầu năm 2016, biểu dương Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động, thực hiện tích cực, thận trọng, đúng chủ trương và kịch bản điều hành lạm phát dưới 5% theo mục tiêu Quốc hội giao.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo để ổn định và có điều kiện giảm lãi suất cho vay; cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, ổn định lãi suất huy động, tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động của ngân hàng. Điều hành tín dụng nhịp nhàng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất cần thiết, ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới sáng tạo, nhà ở xã hội.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Ngân hàng Nhà nước chú ý mức độ tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, đặc biệt ở một số ngành, lĩnh vực có yếu tố rủi ro. Quản lý có hiệu quả hơn thị trường ngoại hối. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa.
Thận trọng điều hành giá xăng dầu, viện phí
Cùng với chính sách tiền tệ, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá yêu cầu Bộ Công thương giữ ổn định giá bán lẻ điện trong những tháng còn lại của năm 2016. Cùng với đó, theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp để không tạo lạm phát kỳ vọng.
Bảo đảm cân đối cung cầu thị trường các mặt hàng khác thuộc chức năng quản lý trong đó có vấn đề về điều hành linh hoạt hạn ngạch nhập khẩu, nhất là đối với mặt hàng đường góp phần bình ổn thị trường, đặc biệt trong dịp lễ, Tết.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tích cực hướng dẫn các nhà đầu tư trong tháng 10/2016 giảm phí BOT ít nhất ở 10 trạm thu phí để tạo ra tâm lý tốt hơn trong kiểm soát lạm phát.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi để có giải pháp điều hành phù hợp. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đến hết 31/12/ 2016 theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 30/4/2015 của Chính phủ và tính toán kịch bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp điều hành sau khi hết thời hạn bình ổn giá.
Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ liên quan đến sản xuất chỉ đạo các cơ quan của bộ và phối hợp với các địa phương chủ động chuẩn bị nguồn hàng cho thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ưu tiên các sản phẩm sạch, không để xảy ra thiếu hàng gây sốt giá, có kịch bản đối phó với điều kiện thời tiết khó khăn. Đồng thời triển khai chương trình bình ổn thị trường phù hợp với thực tế địa phương cho các dịp tiêu dùng cao điểm như Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích cực tổ chức triển khai việc đấu thầu giá thuốc để kéo giá thuốc giảm xuống. Tới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ có cuộc họp với các Bộ để đẩy mạnh triển khai thực hiện vấn đề này.
Song song với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu năm 2016 không điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (gồm cả tiền lương và phụ cấp) đối với nhóm không thuộc quỹ bảo hiểm y tế chi trả; Bộ Y tế hướng dẫn Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuẩn bị kỹ kịch bản, tính toán lộ trình và mức tăng trong năm 2017.
Đối với giá dịch vụ y tế do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan xem xét, tính toán kỹ việc điều chỉnh giá có tính tiền lương và phụ cấp đối với các địa phương còn lại với liều lượng và thời điểm thích hợp bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, đề xuất phương án báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và Thủ tướng Chính phủ trước khi điều chỉnh.
Chủ động phương án chuyển phí sang giá
Về cơ chế quản lý đối với các loại phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá từ ngày 01/01/2017, Phó Thủ tướng chỉ đạo, đối với các loại phí được chuyển sang thực hiện cơ chế giá thị trường mà Nhà nước không định giá: Giá các dịch vụ sẽ được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý phù hợp với thị trường.
Các bộ, ngành và địa phương cần chủ động thực hiện theo phân cấp quản lý của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá theo quy định của pháp luật đối với những dịch vụ này.
Đối với các loại phí được chuyển sang giá do Nhà nước định giá, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện từ ngày 1/1/2017 theo phân cấp của Chính phủ.
Trong đó, các bộ, ngành, địa phương chú ý chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ báo cáo kết quả hoạt động, tình hình cân đối thu chi, đánh giá mức độ bù đắp các chi phí phát sinh để cung ứng dịch vụ từ số tiền thu phí theo mức phí hiện hành để xây dựng phương án giá dịch vụ.
Trường hợp những loại phí sang giá có tính chất đặc thù, cần phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất phương pháp định giá, xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy phạm, tính toán chi phí thực tế hợp lý để hình thành nên giá. Trường hợp mức giá cao hơn mức phí hàng hóa thì cần có lộ trình điều hành phù hợp bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô./.
Nguyễn Phượng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- ·Tăng cân không kiểm soát, fan hô hào nhau 'giải cứu' tân Miss Universe
- ·Lãnh đạo Quảng Trị thúc tiến độ 2 dự án giao thông trọng điểm
- ·Hoa hậu Hong Kong khiến chồng than muốn phá sản vì nghiện đồ hiệu
- ·Tuyên truyền về Đại hội XIII: Báo chí là lực lượng chủ lực, có vai trò quan trọng
- ·Kim Duyên lên đồ 'sắc lẹm' bắt trend Tik Tok
- ·Hoa hậu Tiểu Vy lần thứ 2 'ẵm' giải thưởng Best Face
- ·TP.HCM xây dựng Đề án vùng nuôi chim yến, khắc phục tình trạng tự phát
- ·Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên bàn cách ổn định giá
- ·Thùy Tiên xinh đẹp ngút ngàn 'ăn mừng' hoàn thành cách ly
- ·Thủ tướng yêu cầu điều tra làm rõ việc báo chí phản ánh Thanh tra Bộ Xây dựng 'vòi tiền'
- ·Công ty Tài chính Hoàng Huy (TCH) bị xử phạt 295 triệu đồng do vi phạm lĩnh vực chứng khoán
- ·Hoa hậu Thùy Tiên diện đồ dân tộc Mông, hát và tặng quà cho trẻ em
- ·Tạo cú hích đưa vùng Đông Nam Bộ phát triển hiện đại, hài hòa, bền vững
- ·Mã số vùng trồng
- ·Gỡ khó trong xây dựng luật, đấu giá tài sản
- ·An Giang có tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
- ·Những doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi từ Luật Điện lực (sửa đổi) được thông thông qua?
- ·Đã huy động được gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·6 đột phá về hợp tác với Quảng Tây, Trung Quốc