【u19 c1】Việt Nam trong thập kỷ thứ tư của Đổi mới: Con đường đi đến thịnh vượng
Dù trong gian lao chống đại dịch Covid-19,ệtNamtrongthậpkỷthứtưcủaĐổimớiConđườngđiđếnthịnhvượu19 c1 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vẫn luôn đồng hành với các doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cao nhất cho doanh nghiệp hoạt động |
1.
Ngày 10/1/2022, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM) nhận được tin nhắn: “Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết 02/2022/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.
“Tôi đã chờ tin này. Nghị quyết 02 năm nay chạm trực tiếp vào lãnh địa của nhiều bộ, ngành, đó là cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, rà soát xử lý sự khác biệt giữa các luật... Thủ tướng quyết làm, nghĩa là các bộ, ngành không né được”, ông Cung vui mừng.
Giữa tháng 12/2021, ông có tin nghị quyết này không có trong chương trình chuẩn bị cho cuộc họp Chính phủ thường kỳ cuối năm. Một cuộc họp giữa Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã diễn ra với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số chuyên gia tư vấn. Ông Cung dự và gửi đến nhiều mối lo. Hai năm qua, do dịch bệnh, nhiều kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh chững lại. Trong quá trình dự thảo Nghị quyết 02, một số bộ, ngành có ý không muốn nhận nhiệm vụ, thậm chí từ chối vì việc mới, khó, cần thời gian nghiên cứu. Trong khi đó, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 có nhiều giải pháp bất thường, cần trợ lực từ tư duy, cách thức thực hiện phi thường. Luật sửa đổi 9 luật mà Quốc hội vừa ban hành mới gỡ một số vướng mắc trước mắt.
“Hôm đó, tôi nói, nếu không có áp lực hành chính của Thủ tướng Chính phủ, không có áp lực từ dư luận xã hội, từ cộng đồng doanh nghiệp, không thể có cải cách trong bộ máy hành chính. Đây là bài học mà chúng tôi đã thấy rất rõ trong 30 năm qua, khi thực hiện Luật Doanh nghiệp. Mừng vì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất kiên trì kiến nghị”, ông Cung kể.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết của việc tiếp tục ban hành Nghị quyết về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẳng thắn nhắc đến thực trạng này. Trên bảng xếp hạng toàn cầu năm 2021, Việt Nam có nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc so với năm trước, như đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc, phát triển bền vững giảm 2 bậc, quyền tài sản giảm 6 bậc, cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc...
Có thể việc cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi nỗ lực cao hơn, bởi các nền kinh tế khác trên thế giới cũng đang chạy đua. Mặt khác, nhiều tiêu chí, chỉ số không chỉ đơn thuần liên quan tới quy định, thủ tục hành chính có thể nhận diện, sửa đổi hoặc bãi bỏ ngay, mà cần phải sửa luật, cần phải có thời gian.
Nhưng 2 năm qua, nhiều rào cản mới xuất hiện dưới nhiều hình thức...
2.
Đúng Ngày Doanh nhânViệt Nam 13/10/2021, diễn ra một cuộc làm việc không có trong lịch trước đó của Hội Khoa học kinh tế Việt Nam.
“Cả nền kinh tế tắc nghẽn, doanh nghiệp điêu đứng. Ngày của doanh nhân mà không thể vui vẻ nói lời chúc mừng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Dự thảo Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, Hội sẽ có văn bản góp ý. Dù thế nào, nền kinh tế phải được mở cửa, nối thông mọi đứt gãy”, ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội nói lý do.
Trước đó nửa tháng, Tổng cục Thống kê công bố GDP quý III rơi xuống mức âm chưa từng có kể từ khi Việt Nam tính GDP quý. Kinh tế TP.HCM rơi gần như thẳng đứng (-24,39%). Doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt. Các chuỗi cung ứng hàng hóa, sản xuất bị đứt gãy. Trên các tuyến quốc lộ, hàng ngàn người lao động trốn chạy khỏi Thành phố, đem theo vợ chồng, con cái, gia tài và cả giấc mộng làm giàu…
GS. Thái và nhiều chuyên gia có mặt hôm đó, như TS. Lê Đăng Doanh, TS. Lê Xuân Bá, TS. Nguyễn Đình Cung - các nguyên Viện trưởng CIEM; bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch VCCI, thành viên Tổ Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; GS-TS. Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)… đều ngoài 60 tuổi. Họ đã sống suốt thời nền kinh tế đứt gãy, cát cứ bởi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, khiến một đất nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động là nông dân (những năm 1980) nhưng thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo...
Ở nhiều khía cạnh, họ cũng là một phần của quá trình đổi mới, từ nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng các tiền đề về thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy các kết nối, mở cửa nền kinh tế; là nhân chứng của cả những ngập ngừng trong tư duy đổi mới và khát vọng, quyết tâm thay đổi của những người lãnh đạo đất nước suốt 35 năm qua.
“Đúng là dịch bệnh làm đứt gãy, ách tắc trên toàn cầu, nhưng thị trường méo mó, ngưng trệ ở bên trong là do tư duy. Bi kịch là hàng có trong kho, mà không đưa đến được siêu thị; người dân có tiền, nhưng không thể mua được, người bán cũng không giao hàng được... Nhiều mối liên kết mà chúng ta xây dựng lâu nay, như kết nối nông dân - thương lái - doanh nghiệp - thị trường; hay liên kết chuỗi sản xuất, logistics giữa vùng kinh tế... đứt tứ tung vì... các tờ A4”, bà Lan chia sẻ với tâm trạng sốt ruột.
Điều bà Lan và các chuyên gia lo ngại hơn cả là những đứt gãy kết nối trong hệ thống nhà nước, từ trung ương tới địa phương... “Các doanh nghiệp ở Hà Nội đưa tôi hồ sơ xin giấy đi đường cho người lao động, từ hợp đồng lao động, bảng lương đến cả bảo hiểm xã hội... Họ chầu chực ở phường, rồi lại đến công an, vì văn bản thay đổi chóng mặt. Họ hỏi, liệu hết dịch thì có hết kiểu quản lý đó không. Cách ứng xử này phá vỡ thể chế kinh tế thị trường mà 35 năm qua nền kinh tế đang xây dựng, chưa hoàn thiện”, bà Lan nói.
Ngay thời điểm này, khi chiến lược thích ứng linh hoạt với dịch bệnh được xác định rõ, cùng yêu cầu thực thi thống nhất, nhưng không ít địa phương vẫn có cách làm khác.
3.
Nhắc đến những thách thức rất lớn mà nền kinh tế đang đối mặt, giới chuyên gia kinh tế muốn tô đậm thực tế, đó là kinh tế Việt Nam bước vào thập kỷ thứ tư của Đổi mới với mức tăng trưởng rất thấp.
“Năm đầu tiên đã khó khăn, cả bên trong và bên ngoài, với những thách thức chưa có tiền lệ, sợ rằng, cơ đồ 2030-2045 khó đạt như mong muốn. Tôi nói đến áp lực của hiện tại và cả tương lai, để thể hiện sự bức xúc của đòi hỏi thay đổi, thậm chí cần một cuộc Đổi mới lần hai”, TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn.
Nhìn lại các đợt khủng hoảng của kinh tế Việt Nam, sau mỗi lần giảm sâu, sẽ bứt lên, nhưng thường là khó đạt được mức như cũ. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hơn 30 năm qua giảm dần, mỗi kỳ chiến lược giảm từ 0,5 đến 0,9 điểm phần trăm.
Nguyên nhân được chỉ ra là hệ thống thể chế không đủ linh hoạt, chưa đủ thị trường để phản ứng trước các thách thức phát sinh, những xu hướng mới một cách hiệu quả, khiến nhiều nguồn lực bị bỏ lỡ.
Lần này cũng vậy, thêm vào đó là lo ngại về khả năng lỡ nhịp phục hồi cùng thế giới. Nhưng khi bàn về cơ hội xoay chuyển, một điểm chung của ba thập kỷ Đổi mới trước được nhận diện, đó là mỗi lần cải cách gặp khó, cần một cú hích, ý chí của người đứng đầu có vai trò quyết định.
TS. Lê Đăng Doanh kể, khi thực hiện rà soát cắt bỏ giấy phép con hồi năm 2000, các bộ, ngành phản đối nhiều, vì bỏ thì quản lý thế nào. Nhưng khi đó, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp được trao quyền chủ động, được trình trực tiếp tới Thủ tướng Phan Văn Khải.
“Chúng tôi đi thực tế, rồi báo cáo doanh nghiệp khổ quá, rủi ro quá, Nhà nước phải có thái độ rõ ràng thì mới thực hiện được nguyên tắc Thủ tướng chỉ đạo khi làm Luật Doanh nghiệp là công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật và Nhà nước phải chuyển cách quản lý từ ‘tiền kiểm’ sang ‘hậu kiểm’. Ba năm 2000-2002, Tổ công tác trình Thủ tướng ký 3 quyết định, cắt được 115 giấy phép con”, TS. Doanh nhớ lại.
TS. Doanh và nhiều chuyên gia kinh tế rất nhiều lần nhắc tới con số khoảng 100.000 doanh nghiệp tư nhân mới thành lập trong 3 năm này, gấp hơn 2 lần con số 40.000 doanh nghiệp thành lập trong 10 năm thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, khi chứng minh cho yêu cầu kết nối các đứt gãy, xóa bỏ cát cứ của nền kinh tế. Đi cùng sự bừng nở của doanh nghiệp là các thay đổi lớn trong cơ chế vận hành của cơ quan nhà nước.
Dù những năm sau, nhiều lúc điều kiện kinh doanh trỗi dậy, nhưng đà cải cách vẫn lấn át nhờ sức nóng liên tục từ những người đứng đầu. Năm 2014, khi Nghị quyết 19 - phiên bản đầu tiên mở màn cho các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh được ban hành, nhiều bộ, ngành cho rằng, xếp hạng của Ngân hàngThế giới không chuẩn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc làm việc tại Tổng cục Thuế. Sau đó, ngành thuế trở thành điểm sáng về cải cách.
Năm 2016, với chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “không được bắn chỉ thiên, phải chỉ rõ cơ quan, cá nhân gây ách tắc”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cầm “thượng phương bảo kiếm” giám sát việc thực thi cắt, giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Năm 2018, lần đầu tiên môi trường kinh doanh không còn khái niệm giấy phép con...
Lần này, khó khăn bên ngoài có thể chưa dịu đi khi Covid-19 vẫn hành hoành; thách thức phía trước còn rất lớn, rủi ro khó lường, nhưng con đường phía trước đã định, với khát vọng dân giàu, nước mạnh.
Các chuyên gia đang đặt kỳ vọng vào sự đồng thuận và quyết tâm chính trị trong thực hiện những giải pháp mới, khó, nhưng đòi hỏi tốc độ rất nhanh, hiệu quả cao của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023. Kết quả của kỳ vọng này là huy động được nhiều nguồn lực hơn, phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn..., để từ đó sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí vượt mục tiêu chiến lược.
Bước đầu, sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ trong quyết định các gói chính sách tài khóa, tiền tệ tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất là tín hiệu tích cực.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bầu cử Mỹ 2016: Chưa thể có lựa chọn cuối
- ·Ngân hàng Việt lại mốt CEO ngoại
- ·Ngân hàng rao bán tài sản nghìn tỷ để thu hồi nợ
- ·Vợ chủ tịch Thế giới di động bỏ túi gần 60 tỷ đồng nhờ bán cổ phiếu của công ty chồng
- ·IS phát tán video bằng tiếng Đức đe dọa trả thù Thủ tướng Merkel
- ·Hoàn thành các công trình thiết yếu tại 8 trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 12/2024
- ·Thêm tin tích cực về vaccine Covid
- ·Lãi suất cho vay mua nhà, mua xe đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm
- ·Chuyện kỳ thú ít biết về núi Bà Đen Tây Ninh
- ·TP.HCM: 3 dự án giao thông trọng điểm được giao vốn khủng nhưng giải ngân ì ạch
- ·Điều tra bản "danh sách đen" trong chính quyền bà Park Geun
- ·Lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một thăm, tặng quà gia đình chính sách
- ·Hành trình thầm lặng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ ở Campuchia về đất mẹ
- ·Ngổn ngang những con đường vành đai trọng điểm
- ·Chú tinh tinh 'nổi tiếng' vì hành động quá khích mỗi khi gặp du khách
- ·Khánh Hòa phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế quan trọng
- ·Thêm một “Công viên hạnh phúc” ra đời
- ·Nhà đầu tư Hàn Quốc thâu tóm Công ty chứng khoán SJC
- ·Đặc sản giò nây nguyên tảng lạ miệng, ăn mềm tan như thạch ở Thái Bình
- ·Lý do Quảng Nam dừng thực hiện Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2