【lịch bong dá】Điều chỉnh tăng giá điện đã thực sự minh bạch?
CPI tăng thêm 0,08%
Tại buổi họp báo chiều nay 1/12 về vấn đề điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2017 do Bộ Công Thương tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho hay: Việc tăng giá điện bán lẻ sẽ tác động tới các khách hàng sinh hoạt với mức độ khác nhau. Mức độ cao nhất là các hộ dùng trên 400 kWh/tháng, số tiền tăng thêm là 34.800 đồng/tháng.
Đối tượng được nhận định sẽ bị tác động nhiều từ việc tăng giá bán lẻ điện là các hộ nghèo, các hộ gia đình chính sách. Tuy nhiên, ông Tuấn lý giải, với các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sử dụng dưới 50 kWh/tháng, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Như vậy, với khoảng 3,5-4 triệu hộ được nhà nước hỗ trợ hàng năm như hiện nay, tổng số tiền chi ra là trên dưới 2.500 tỷ đồng.
Về tác động của tăng giá điện tới các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội, theo ông Tuấn, trước khi điều chỉnh tăng giá diện, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ liên quan nghiên cứu, xem xét. Theo tính toán, trong năm 2017, giá điện điều chỉnh tăng sẽ làm chỉ số sản xuất tăng thêm 0,07% và chỉ số CPI tăng thêm 0,08%.
Liên quan tới vấn đề này, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết thêm: Theo tính toán của các chuyên gia, dự kiến trong năm 2018, tăng giá bán lẻ điện sẽ tác động làm tăng chỉ số CPI là 0,1% và GDP là 0,66%.
Có thể minh bạch hơn?
Tại buổi họp báo, vấn đề được khá nhiều phóng viên, nhà báo băn khoăn đặt câu hỏi chính là cơ sở tăng giá điện cũng như việc tăng giá có phần đột ngột khi vừa thông báo ngày hôm trước, hôm sau đã điều chỉnh liệu có minh bạch?
Trả lời câu hỏi này, ông Tuấn cho hay: Việc điều chỉnh tăng giá điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên Bộ, trong đó xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Mức giá cho từng nhóm khách hàng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá điện. Ngoài ra, theo ông Tuấn, căn cứ tăng giá còn được dựa trên khung giá bán lẻ điện 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây.
Cở sở tiếp theo là phương án giá bán lẻ điện do EVN xây dựng. Với phương án này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành như: Tài chính, Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… xem xét yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ số như GDP, CPI…
“Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 của EVN cũng như việc tăng giá bán lẻ điện lần này”, ông Tuấn nói.
Là thành viên tham gia vào Tổ công tác kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh diện năm 2016 của EVN, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phát biểu tại buổi họp báo cho biết: Quá trình làm việc của Tổ công tác khá nghiêm túc; Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hiện nay đã minh bạch hơn nhiều so với trước, song vẫn có thể minh bạch hơn nữa.
“Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hàng năm đã có đại diện của bên mua điện là Hội Bảo vệ người tiêu dùng, tuy nhiên ở khâu tăng giá điện với mức tăng bao nhiêu thì không có sự tham gia của bên mua mà chỉ có EVN và Nhà nước. Các phương án tăng giá điện cũng được đề là tài liệu mật. Để minh bạch hơn, cần công khai sự tính toán mức tăng giá bán điện cũng như bổ sung sự tham gia của đại diện bên mua điện vào khâu này”, ông Đức nhấn mạnh.
Chiều tối ngày 30/11, Bộ Công Thương chính thức thông báo: Từ ngày 1/12, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Về giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016, Bộ Công Thương cũng thông tin: Năm 2016, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 159,79 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 7,57%, thấp hơn 0,13% so với kế hoạch và thấp hơn 0,37% tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2015 (7,94%). Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 266.104,25 tỷ đồng (thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện). Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 1.665,29 đ/kWh. Doanh thu bán điện năm 2016 là 265.510,79 tỷ đồng (tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.661,57 đ/kWh). Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ 593,46 tỷ đồng. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mua bạt lót ao hồ chất lượng, giá tốt tại Hoà Phát Đạt
- ·President lauds Việt Nam
- ·Hà Nội authorities to revoke licences of long
- ·President asks An Giang to promote sustainable economic development
- ·Việt Nam dự kiến thử nghiệm vaccine thứ 2 trên người sớm hơn kế hoạch
- ·Inspection Commission disciplines former officials
- ·Hà Nội authorities to revoke licences of long
- ·Việt Nam gears toward e
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu gạo ST24, ST25 trong nội địa
- ·Việt Nam innovation network programme launched
- ·Trộm đột nhập trạm thu phí cao tốc Hà Nội
- ·PM suggests agriculture triangle for Lâm Đồng development model
- ·President lauds Việt Nam
- ·Cabinet members debate amendments on Law on Public Investment
- ·Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Đổi mới để phát triển
- ·Hà Nội authorities to revoke licences of long
- ·Reduced sentences for nine defendants in Hà Nội’s land violations
- ·Legislator’s visit enhances Việt Nam
- ·Xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam
- ·PM: Việt Nam wants to push forward US ties