【kèo argentina hôm nay】Nợ công đi xuống, kinh tế đi lên
Điều này có thể nhìn thấy rất rõ trong Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đang được Chính phủ hoàn thiện. Bản báo cáo này được đưa ra lấy ý kiến tại phiên họp 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ 12 đến 15/10,ợcôngđixuốngkinhtếđilêkèo argentina hôm nay trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Chấm dứt thời “xé rào”
Cho biết với 22 mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020, đến nay phần lớn mục tiêu đã hoàn thành, Chính phủ nhấn mạnh đến 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra. Có mặt trong danh sách 5 chỉ tiêu này, chỉ tiêu về nợ công, nợ Chính phủ thực sự đã làm nên kỳ tích.
Theo đó, quy mô nợ công giảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể tăng đến 56 - 57% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là không quá 65% GDP. Quy mô nợ Chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%.
|
Thời điểm vừa bước vào nhiệm kỳ 2016 - 2020 là đầu năm 2016, cả nền kinh tế oằn lưng với nợ nần khi tính đến cuối năm 2015, nợ công bằng 62,2% GDP; nợ Chính phủ 50,3% (vượt trần quy định là 50%), số nợ phải trả hàng năm vùn vụt tăng. Nghĩa vụ chi trả nợ lãi trực tiếp năm 2015 bằng khoảng 8,4% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) nếu tính cả trả nợ gốc thì bằng trên 26%, trong khi giới hạn an toàn nợ công thường nhắc đến với tiêu chí tổng số nợ công không quá 65% GDP và tổng số nợ hàng năm phải trả không quá 25% tổng thu NSNN. Chi trả nợ giai đoạn 2011 - 2015 gấp 1,86 lần giai đoạn 2006 - 2010. Dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong các năm 2016, 2017 và 2018.
Trước Quốc hội khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói thẳng về thực trạng, “ngân sách đang căng thẳng như đi trên dây, nếu mấy năm tới có thể đứt dây thì chúng ta chết”. Cả guồng máy chính trị đã vào cuộc để cứu lấy nợ công. Năm 2017, lần đầu tiên, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết này còn Quốc hội tiến hành sửa đổi dự Luật Quản lý nợ công.
Đến cuối năm 2017, sau 10 năm liên tục “xé rào”, Chính phủ bắt đầu cầm cương được bội chi và kể từ đó chấm dứt thời kỳ “xé rào” của con số này, đưa nợ công quay đầu.
Bội chi và nợ công ngày càng giảm sâu, tốc độ tăng nợ công đã giảm hơn một nửa. Nếu như giai đoạn 2011 - 2015 là hơn 18% thì giai đoạn 2016 - 2020 chỉ hơn 8%. Quan trọng hơn, nợ công đã được cơ cấu lại tốt hơn trước rất nhiều. Kỳ hạn bình quân danh mục trả nợ vốn vay trái phiếu, vay trong nước lên gần 7 năm, trong khi năm 2011 - 2012 là 2,9 năm. Lãi suất bình quân giai đoạn 2011 - 2013 phát hành là 12 - 13%/năm nhưng 2 năm gần đây xuống còn khoảng 4,6%, kỳ hạn 13 năm.
Không giây phút “ngủ quên”
“Nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam hiện ở mức bền vững” là kết luận của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) qua các đợt đánh giá bền vững nợ hàng năm. Các tổ chức này cũng đánh giá cao việc triển khai hiệu quả cam kết củng cố tài khóa và biện pháp tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ nợ công của Chính phủ Việt Nam đã góp phần quan trọng để các tổ chức xếp hạng quốc tế liên tục nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Việt Nam còn ghi điểm ở tinh thần trách nhiệm trước nợ nần. Chính phủ luôn chủ động bố trí đủ nguồn trong dự toán cân đối ngân sách để trả nợ trong mức đã được Quốc hội phê duyệt, theo đúng cam kết với các nhà đầu tư, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ so thu NSNN được duy trì ở mức hợp lý, thấp hơn nhiều so với ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép là 25%.
Kỷ nguyên Covid- 19, nhiều học giả quốc tế đều cho rằng trong vòng xoáy nguy hiểm của nợ do ảnh hưởng từ con virut này ở khắp các quốc gia thì Việt Nam cũng không cần phải lo, nhất là với diễn biến quay đầu giảm tốc của nợ công. Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam 5 năm qua luôn dao động dưới 60%, trong khi các nước phát triển như Pháp, Bỉ có tỷ lệ nợ công/GDP lên tới 100%, EU thì xấp xỉ 90%, còn ở Mỹ, tỷ lệ nợ công/GDP thì… bao nhiêu cũng được.
Nhưng Chính phủ không giây phút “ngủ quên”. Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1130/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2020 - 2022 và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020, với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong từng thời kỳ; phấn đấu đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 51,4% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,2% GDP, cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công ở mức 40 - 45%...
Chính phủ cũng không thể “ngủ quên” khi thực tế, tỷ lệ nợ công (% GDP) tuy không quá cao nhưng áp lực trả nợ bằng cả VND lẫn ngoại tệ đều lớn trong năm 2020 - 2021. Cuối năm 2019, Chính phủ đã dự kiến tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu NSNN ở mức khoảng 19,5 - 20,5%. Nhưng đến hiện tại, với diễn biến khó lường của dịch bệnh khiến ngân sách năm 2020 hụt thu lớn, cùng lúc, Chính phủ lại chi hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng các biện pháp giảm nhiều loại thuế, phí và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, thì nghĩa vụ trả nợ này sẽ tiến nhanh đến ranh giới “đỏ” 25% tổng thu NSNN.
Điểm tựa vững vàng Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 13, ngày 9/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định, kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng lớn, khó có thể hoàn thành được toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, mặc dù đã có 4 năm liên tiếp trước đó luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, năm sau tốt hơn năm trước; tuy nhiên, theo người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Việt Nam vẫn được bạn bè quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Minh chứng cho điều này là kinh tế vẫn tăng trưởng dương, đạt trên 2% trong 9 tháng đầu năm, dự kiến từ 2 đến 3% trong năm 2020. Việt Nam được đánh giá là một trong số 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong bối cảnh đại dịch, kinh tế thế giới và nhiều nước lớn dự kiến tăng trưởng âm. Vững tin chèo lái con thuyền kinh tế của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay sức khỏe nền tài chính Việt Nam chính là điểm tựa vững vàng để nền kinh tế Việt Nam không thể đứt gãy và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của Covid-19. Vào tháng 5/2020, Tạp chí The Economist công bố bảng xếp hạng “sức khỏe” tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi, trong đó Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau đại dịch Covid-19, được đánh giá là quốc gia mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh dựa trên 4 nhân tố nợ công, nợ quốc gia, chi phí vay và dự trữ ngoại hối. Việt Nam cũng không có chỉ số nào ở mức báo động. |
Đoàn Trần
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Người đàn ông kể phút giải cứu bé gái đứng khóc giữa điểm sạt lở ở Hà Giang
- ·Cận cảnh hầm chui đường Nguyễn Văn Linh hơn 830 tỷ đồng sắp thông xe
- ·Cô gái 22 tuổi bị cặp vợ chồng nhốt trong nhà, đánh gãy 8 xương sườn ở Thủ Đức
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Trường Cao Thắng đóng cửa ký túc xá, hàng chục gia đình cựu giảng viên ngơ ngác
- ·Bỏ trốn 23 năm, đối tượng đâm bạn nhậu tử vong lĩnh án 15 năm tù
- ·Ngoài nồng độ cồn bằng 0, 26 hành vi khác cũng bị cấm
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Bộ trưởng Lương Tam Quang gửi thư khen công an lao xuống dòng nước lũ cứu người
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Hà Nội lập hội đồng ‘chấm điểm’ chuyển đổi số các sở ngành, quận huyện
- ·Hơn 200 người giúp ông Trịnh Văn Quyết phạm tội nhưng không phải hầu tòa
- ·Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Dự báo thời tiết 13/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng gay gắt trước khi đón đợt mưa lớn
- ·Lời khai của cặp vợ chồng đánh cô gái 22 tuổi gãy 8 xương sườn ở TP Thủ Đức
- ·Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Nội Bài
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Sập bẫy kẻ lừa đảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng