【bang xep hang laliga 2】Chính phủ “điểm mặt” 6 thách thức của Hiệp định CPTPP với Việt Nam
Sáng nay 2/11, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.
Theo nội dung báo cáo, bên cạnh những cơ hội mở ra, tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với 6 thách thức.
Thứ nhất là, thách thức về kinh tế.Về thương mại hàng hóa, do Việt Nam đã có FTA với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru. Tuy nhiên, thực tiễn thương mại song phương với 3 nước này cho thấy sức ép sẽ không lớn bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của những nước này có tính bổ sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam và hiện Việt Nam đang xuất siêu sang cả 3 nước này.
Xét theo mặt hàng, thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Ngoài ra, cũng có thêm một số sản phẩm có thể gặp khó khăn như giấy, thép, ô tô.
Về thương mại đầu tư: Một số ngành như dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logistics… có thể đối mặt với thách thức về cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội trong việc giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước nói chung…
Thứ hai là, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế.Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động… Sức ép thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định là có nhưng sẽ vượt qua được vì một số lý do.
Một là, những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.
Hai là, nhiều cam kết tuy mới nhưng lại phù hợp hoàn toàn với đường lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (ví dụ như trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luật không lớn.
Thứ ba là, thách thức về xã hội. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ: Do cơ cấu xuất nhập khẩu của phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Thứ tư là, thách thức về thu ngân sách. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam; chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn.
Thứ năm là, thách thức trong lĩnh vực lao động. Thách thức ở đây liên quan đến việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc "tuân thủ pháp luật của nước sở tại" đã nêu trong Công ước 87 của Tổ chức Lao động Thế giới, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Thứ sáu là, thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Việt Nam đã ký thư song phương với các thành viên CPTPP về các nghĩa vụ Tự do lưu chuyển thông tin và Yêu cầu đặt máy chủ tại nước sở tại trong 2 điều khoản thuộc Chương Thương mại điện tử. Thư song phương này có giá trị hạn chế khả năng Việt Nam bị khiếu kiện trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Vì vậy, trong và sau lộ trình 5 năm, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, biện pháp thực thi các nghĩa vụ của Hiệp định CPTPP, Luật An ninh mạng, cũng như một số văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lưu chuyển thông tin và đặt máy chủ tại Việt Nam nhằm vừa bảo đảm an ninh quốc gia nhưng cũng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại số trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy kinh tế số.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bắc Bộ xuất hiện băng giá, chú ý diễn biến thời tiết để chuẩn bị cho Tết ông Táo
- ·Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục cắt giảm thêm một loại phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh
- ·Xuân Quê hương Giáp Thìn 2024 tổ chức tại New York
- ·Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trên 17%
- ·Chủ tịch tỉnh Lai Châu mong Thủ tướng cấp 170 tỷ đồng ngân sách để khắc phục mưa lũ
- ·Kéo dài chính sách tinh giản biên chế đến hết năm 2030
- ·Trang mạng Australia ca ngợi vùng đất tươi đẹp Việt Nam
- ·Kho bạc Đà Nẵng: Nhiều sáng tạo trong cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
- ·Internet không chỉ còn là khái niệm công nghệ mà trở thành một 'miền chiến sự mới'
- ·Cục Tài chính Bộ Quốc phòng đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
- ·Chủ động nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu
- ·Ngày “Tôn vinh Tiếng Việt” tại Lào
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- ·Phải đảm bảo chi theo dự toán được giao
- ·Có hay không hành vi bao che cho phương tiện chở cây xanh khủng?
- ·Sầu riêng Việt mới chiếm khoảng 5% thị phần tại thị trường Trung Quốc
- ·Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước CHXNHC Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản
- ·Bộ Tài chính 8 năm liền dẫn đầu về chỉ số Vietnam ICT index
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 6/5/2018
- ·Thí điểm phát triển 7 doanh nghiệp nhà nước lớn thành “chim đầu đàn”