【ket qua bong đá hôm qua】Xây dựng doanh nghiệp "sếu đầu đàn" dẫn dắt kinh tế Việt Nam bay cao
Các doanh nghiệp “sếu đầu đàn” kiến nghị gì với Thủ tướng?âydựngdoanhnghiệpquotsếuđầuđànquotdẫndắtkinhtếViệket qua bong đá hôm qua Cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp ‘sếu đầu đàn’ thực sự dẫn dắt tăng trưởng |
Hình thành “sếu đầu đàn” từ quyết tâm bứt phá
Thời gian qua, Việt Nam đã có một số doanh nghiệp "sếu đầu đàn" như: Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Thaco), Tập đoàn Hòa Phát… có khả năng dẫn dắt nền kinh tế. Điều đáng mừng là đa số các doanh nghiệp công nghiệp nói trên không chỉ dừng lại ở sản phẩm đơn giản mà đã sản xuất được những cụm chi tiết có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất đầu cuối trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu…
Từ chỗ nhỏ lẻ, lạc hậu, công nghiệp Việt Nam đã từng bước vươn lên. Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên, các ngành công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao.
Việt Nam cần thêm nhiều doanh nghiệp “dẫn đầu” như vậy để đưa nền kinh tế cất cánh. Ảnh: Thaco |
Một trong những doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng như Thaco Trường Hải cho thấy khát vọng đưa sản phẩm công nghiệp sản xuất chế tạo Made in Vietnam ra toàn cầu chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp vươn lên từ những ngày đầu.
Ghi nhận từ Thaco, tỉ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp này còn cao hơn, có những dòng xe lên tới 70%. Các doanh nghiệp và đơn vị vệ tinh cho Thaco bao gồm: Trung tâm R&D; Trung tâm Cơ khí chế tạo và 17 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng.
Nhờ vậy, Thaco đã chủ động nhiều loại linh kiện, phụ tùng ô tô, như ghế ô tô, linh kiện nội thất, kính, dây điện, nhíp; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch, máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô, sơ mi rơ moóc, cản xe, dây, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – composite và nhóm các thiết bị công nghiệp khác.
Năng lực nội sinh của Thaco còn được minh chứng thông qua cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Úc, Anh, Ý, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.
Hay như Vinfast đang là đơn vị tiên phong với nội địa hoá được 60% từ khung gầm, nội thất, ngoại thất, hệ thống điện, hệ thống tự động hoá, các phần mềm nhúng ứng dụng AI, hệ thống JIG hàn thân vỏ xe của các nhà sản xuất trong nước, JIG là sản phẩm công nghệ cao kết hợp công nghệ thiết kế có mô phỏng, công nghệ tự động hóa điều khiển PLC, khí nén, lập trình robot, một công nghệ chứa hàm lượng chất xám cao và rất khó để đàm phán mua hoặc chuyển giao từ các nước ngoài.
Công nghiệp thép cũng vậy, từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thép nhập khẩu, đến nay, ngành thép Việt Nam đã vươn lên làm chủ khoa học - công nghệ, làm chủ nền công nghiệp thép với tổng công suất sản xuất 25 triệu tấn thép thô/năm, xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, từ chỗ phụ thuộc vào thép nhập khẩu, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thép với kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm.
Những điều này chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, vấn đề khó khăn chủ yếu do sản lượng đơn hàng và tính cam kết trong việc duy trì khiến cho doanh nghiệp Việt chưa mạnh dạn đầu tư dây chuyền, máy móc và nguồn lực kỹ thuật để đảm bảo sản xuất và duy trì hoạt động ổn định. Với những bước tiến như vậy, Thaco, Vinfast đang ngày càng chứng minh rằng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ sản xuất ôtô, công nghiệp cơ khí đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tinh thần quyết tâm cao nhưng thực lực vẫn hạn chế
Thực tế hiện nay, ngành công nghiệp của nước ta đang phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 22-23% GDP, trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 10%...
Đặc biệt, Việt Nam vẫn cơ bản là sản xuất gia công, chưa chạm được nhiều đến tự động hóa, số hóa. Doanh nghiệp công nghiệp, doanh nhân Việt Nam chưa thực sự tạo được sự liên kết công nghiệp giữa trong nước và thế giới; chưa thật sự dẫn dắt được chuỗi công nghiệp của các doanh nghiệp, tập đoàn, thế giới vào Việt Nam. Không những vậy, bước chuyển mình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các doanh nghiệp còn yếu.
Chưa kể, nhiều khó khăn, thách thức đang cản bước các doanh nghiệp như cạnh tranh khốc liệt, rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao… Đơn cử, trong công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may mặc dù là ngành xuất khẩu chủ lực, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công cho các thương hiệu nước ngoài, giá trị gia tăng thấp; việc xây dựng thương hiệu riêng, nâng cao năng lực cạnh tranh còn nhiều khó khăn. Ngành thép với tên tuổi lớn như Hoà Phát đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ thép nhập khẩu giá rẻ, cũng như áp lực về bảo vệ môi trường. Hay trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện, Vinfast đang phải cạnh tranh với các thương hiệu ô tô, xe máy điện nổi tiếng thế giới, xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối toàn cầu.
Nêu cụ thể hơn, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng, hiện Việt Nam có một số doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp cơ khí tạm coi là “sếu đầu đàn”, nhưng số lượng chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp bày tỏ trăn trở về câu chuyện phụ thuộc khối FDI trong sản xuất công nghiệp. Các ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay phát triển mô hình kiểu cũ dựa vào xuất khẩu. Riêng ngành điện tử mỗi năm xuất khẩu khoảng 95 - 100 tỷ USD; dệt may xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD; da giầy xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD. Đây là 3 ngành Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu hạ nguồn, nhân công giá rẻ mà tổng kim ngạch xuất khẩu đã chiếm khoảng 150 tỷ USD/270 tỷ USD hàng năm.
Chuyên gia kinh tế TS. Trần Đình Thiên phân tích, trình độ công nghiệp của các doanh nghiệp nói chung còn thấp, cơ bản là gia công, lắp ráp, chưa phải là tự động hoá hay công nghệ cao. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng đóng góp từ đầu tư nước ngoài ngày càng cao, cho thấy vai vế của doanh nhân Việt Nam còn chưa cân xứng. Chuỗi cung ứng tại Việt Nam cũng đa phần do doanh nghiệp nước ngoài dẫn dắt.
“Qua 3 đặc điểm cơ bản như vậy có thể thấy chúng ta không chỉ yếu mà còn lệ thuộc vào nước ngoài. Doanh nhân Việt Nam chưa thực sự làm được vai trò dẫn dắt, cầu nối, liên kết giữa thế giới với Việt Nam. Tinh thần quyết tâm cao nhưng thực lực còn yếu”, chuyên gia thẳng thắn nhìn nhận.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ để những doanh nghiệp "sếu đầu đàn" này có thể thực sự dẫn dắt tăng trưởng, hình thành hệ sinh thái cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển, từ đó vươn tầm quốc tế.
Cần chính sách đột phá
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chính trị và kinh tế toàn cầu có nhiều thay đổi, xuất hiện xu hướng bảo hộ gắn với các yêu cầu kĩ thuật - thương mại mới, Việt Nam cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp có năng lực dẫn dắt để tạo động lực mới cho nền kinh tế. Cụ thể, cần có các chính sách hỗ trợ để những doanh nghiệp "sếu đầu đàn" này có thể thực sự dẫn dắt tăng trưởng, hình thành hệ sinh thái cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển, từ đó vươn tầm quốc tế.
Điều này cũng giúp hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bao gồm Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách đột phá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân tộc có quy mô lớn, đóng vai trò then chốt trong các ngành kinh tế trọng điểm và trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo TS Trần Đình Thiên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, nhưng cần hơn nữa những chính sách tạo ra các chuỗi công nghiệp của Việt Nam, do người Việt Nam đứng đầu. Đồng thời, cần tạo cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI.
"Chúng ta hãy học tập Nhật Bản, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhiều tầng, có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp cực lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ... Từ chiến lược này, chúng ta dễ dàng phân chia, định hình chiến lược phát triển để phù hợp với từng tầng doanh nghiệp", TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Trao đổi với Báo Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, cần chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp “sếu đầu đàn” có thể dẫn dắt tăng trưởng, tạo dựng hệ sinh thái dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từng bước lớn mạnh, vươn tầm thế giới cũng như thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế.
"Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá", ông Phạm Tuấn Anh cho hay.
TS Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cũng bày tỏ đồng tình: Trong quá trình phát triển, phải dựa vào kinh tế tư nhân, tự hình thành con sếu đầu đàn. Dựa vào sếu đầu đàn FDI là không khả thi. Chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng điều này để thấy trong quá trình tái cơ cấu, cần xây dựng doanh nghiệp tư nhân trong nước thật sự trở thành sếu đầu đàn nắm bắt khoa học - công nghệ để dẫn dắt. “Quan điểm của tôi là cần xây dựng các con sếu đầu đàn là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam - có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để mang lại sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới”, TS Nguyễn Văn Hội chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để gia tăng số lượng "đàn sếu" của nền kinh tế, đồng thời kéo lực lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đi lên, Chính phủ nên tập trung hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa: “Đối tượng đóng vai trò quan trọng nhất trong kết nối doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ là lực lượng “doanh nghiệp vừa” - hiện nay có khoảng 30.000 doanh nghiệp, chiếm 4%. Họ là các doanh nghiệp có khát vọng, tiềm năng, điều kiện để trở thành doanh nghiệp lớn và có hoạt động sản xuất - kinh doanh khá chuyên nghiệp”.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 09/5/2024: Lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng
- ·TP.Thuận An: Đa dạng các hoạt động văn hóa phục vụ nhân dân
- ·Nhiều sáng tạo từ cuộc thi “Sáng tác logo Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bình Dương lần thứ XI”
- ·Người đẹp Jamaica đăng quang Hoa hậu Thế giới, Việt Nam vào top 12
- ·Giá vàng hôm nay 4/10: USD chưa dừng tăng giá, vàng giảm tiếp
- ·Dầu Tiếng: Ý nghĩa chương trình “Xuân ấm áp
- ·Ấm áp nghĩa tình với kịch bản “Của ai” và “Chuyện Covid”
- ·Giải Báo chí với phát triển bền vững: Dấu ấn của các báo địa phương
- ·Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
- ·Tiếp tục đổi mới, sáng tạo vì một nền báo chí hiện đại, nhân văn
- ·Tư vấn về quyền thừa kế tài sản
- ·Mở cuộc vận động sáng tác với chủ đề phòng, chống dịch bệnh Covid
- ·Gần 15.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động, TPHCM vẫn cần 77.000 lao động
- ·Bánh mì Việt Nam được Google Doodle vinh danh
- ·Giá vàng hôm nay 25/9: Vàng nhẫn duy trì trên 58 triệu đồng/lượng
- ·Liên hoan ca múa nhạc thiếu nhi: TX.Bến Cát đạt giải nhất
- ·“Tuần lễ áo dài” tại Bình Dương diễn ra từ ngày 2 đến 8
- ·Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục vinh danh 44 tác phẩm
- ·Giá vàng hôm nay 06/8/2024: Vàng miếng SJC giảm sốc 1,3 triệu đồng
- ·Hấp dẫn với tiểu phẩm Sau ánh hào quang”