【bxh primeira liga】Mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria, Mỹ gieo mầm sống cho IS
Vùng an toàn ở Syria: Lợi bất cập hại | |
Bài toán đau đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, Syria | |
Rút quân khỏi Syria, Mỹ chọn Đức “thế chân” | |
Toan tính của Nga đằng sau những giao tranh liên tiếp ở Syria |
Lính Mỹ đi qua một chiếc xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP. |
Nhà Trắng đã bật đèn xanh cho một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria, đồng thời rút lực lượng ra khỏi khu vực – đánh dấu một sự thay đổi đột ngột trong chính sách đối ngoại mà nhiều chuyên gia nhận định chẳng khác nào “cuộc ly hôn” với đồng minh lâu năm trong cuộc chiến ở Syria – người Kurd.
Lực lượng người Kurd
đã đi đầu trong chiến dịch chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực, nhưng chính sách của Washington với lực lượng này được cho là đã đảo chiều sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan hôm 6/10.
Trong một tuyên bố ngày 6/10, Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham khẳng định quân đội Mỹ đã tiêu diệt được tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực. Theo đó, từ thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có trách nhiệm xử lý các tay súng IS bị bắt giữ tại đây và hiện bị lực lượng người Kurd quản lý.
“Lực lượng Mỹ sẽ không hỗ trợ hoặc tham gia vào hoạt động và sẽ không còn trực tiếp hiện diện ở khu vực này. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tiến bước với các hoạt động đã được lên kế hoạch từ lâu ở phía Bắc Syria”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói.
Hiện không rõ liệu tuyên bố của Nhà Trắng có đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ rút một phần trong số 1.000 quân đang có mặt ở đây hay rút toàn bộ lực lượng khỏi miền Bắc Syria.
Tuyên bố trên của Washington cũng đặt ra nghi vấn về số phận của các tay súng thuộc lực lượng Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tham gia trong chiến dịch quân sự chống IS của Mỹ. YPG được Mỹ hậu thuẫn nhưng lại bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) - tổ chức vốn bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố.
Gieo mầm bất ổn mới
Động thái này của Chính quyền Tổng thống Trump ngay lập tức kích hoạt những tranh cãi trong nội bộ Mỹ. Có những ý kiện thậm chí còn cho rằng, Tổng thống vẫn tiếp tục đưa ra những quyết định thất thường và dường như không được tham khảo qua ý kiến của các nhà ngoại giao có kiến thức và hiểu biết về tình hình Syria.
“Cho phép Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển vào miền Bắc Syria là một trong những động thái gây bất ổn nhất mà chúng ta có thể tạo ra ở Trung Đông. Người Kurd sẽ không bao giờ tin tưởng nước Mỹ nữa. Họ sẽ tìm kiếm những liên minh hoặc tự củng cố sức mạnh để bảo vệ chính mình”, Ruben Gallego – một cựu chiến binh từng tham chiến ở Iraq viết trên Twitter.
Các chuyên gia Syria thì cảnh báo việc Mỹ từ bỏ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) sẽ tạo ra một mặt trận mới trong cuộc xung đột kéo dài 8 năm qua ở Syria và có thể đẩy người Kurd tìm cách dàn xếp với lực lượng của Tổng thống Bashar Al-Assad.
Trong khi đó, người Kurd ở Syria ngày 7/10 đã lên tiếng cảnh báo cuộc xâm lược của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gieo mầm cho sự hồi sinh của tổ chức khủng bố IS.
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) trong một tuyên bố nhấn mạnh: “Một chiến dịch như vậy sẽ đảo ngược thành quả nhiều năm chiến đấu của người Kurd để đánh bại các nhóm vũ trang. Các lực lượng Mỹ đã không thực hiện cam kết của họ khi rút quân khỏi khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara hiện đang chuẩn bị cho một chiến dịch xâm lược miền Bắc và miền Đông Syria”.
“Các mối đe dọa mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tạo ra nhằm mục đích biến cơ chế an ninh thành một cơ chế chết chóc, khiến mọi người phải rời bỏ nhà cửa và biến một khu vực ổn định, an toàn thành khu vực xung đột và chiến tranh vĩnh viễn”, tuyên bố nói thêm.
Yusuf Erim, nhà phân tích chính trị và chiến lược tại đài truyền hình TRT, cảnh báo vẫn còn quá sớm để có thể nắm bắt được toàn bộ ý đồ của Mỹ trong quyết định này: “Đó là một chiến dịch đơn phương đi kèm với một thỏa thuận song phương. Mỹ sẽ nói rằng, tôi không giúp các anh nhưng cũng sẽ không cản đường. Ankara coi quan điểm của Mỹ là hết sức tích cực. Mối quan tâm chính của Ankara chính là khả năng đối đầu với binh sĩ Mỹ. Chúng ta có thể thấy rằng, Mỹ sẽ rút quân khỏi khu vực để làm giảm thiểu nguy cơ trên bàn đàm phán”.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cỏ nhung nhật
- ·Điều gì sẽ xảy ra với 91 triệu USD tiền gây quỹ sau khi ông Biden rút lui?
- ·Chứng khoán 7/4: Lòng tham kích động, thị trường bùng nổ
- ·Video Nga dùng vũ khí nhiệt áp chặn quân Ukraine tấn công
- ·Năm 2020, khởi nghiệp sáng tạo có thêm nhiều động lực để phát triển mạnh mẽ
- ·Hải quan Lạng Sơn: Kiểm soát chặt gia cầm NK trái phép
- ·Trung Quốc phản ứng về việc Nhật Bản và Philippines ký thỏa thuận quốc phòng
- ·Khối ngoại mua ròng gần 195 tỷ đồng
- ·Tạo thuận lợi cho việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện ATTP
- ·Căn cứ tàu ngầm tối mật, không thể phá hủy của Nga
- ·Hóa đơn tiền điện tăng vọt: Kết quả mới nhất sau khi kiểm tra 5 tổng công ty điện lực
- ·Quản lý lưu trú, ngăn chặn nhập cảnh trái phép
- ·Nga lên tiếng về vụ ông Trump bị bắn, cựu tổng thống Mỹ kêu gọi đoàn kết
- ·Hàng XK chế biến từ nguyên liệu NK không phải nộp thuế
- ·Y tế Đồng Tháp ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý chất thải
- ·Nga tuyển 1.000 quân/ngày, nói phương Tây đang tìm cách thay tổng thống Ukraine
- ·Tỷ giá USD hôm nay 26/11/2024: Đồng USD giảm khi lợi suất tăng
- ·Từ 23/4, cổ phiếu STT được đưa ra khỏi diện kiểm soát
- ·'Gỡ khó' cho doanh nghiệp ngành giấy, thông quan hàng hóa có nhiều tiến triển
- ·Du lịch “sát nách”