【xem lai ket qua bong da hom nay】Nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ trong ngành dệt may
Đây là hội thảo nhằm xác định những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dệt may do phụ nữ lãnh đạo phải đối mặt trong kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Đồng thời,ângcaonănglựccácdoanhnghiệpvừavànhỏdophụnữlàmchủtrongngànhdệxem lai ket qua bong da hom nay hội thảo cũng là nơi chia sẻ kinh nghiệm và các thực tiễn tốt nhất trong tái cơ cấu các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngành dệt may do phụ nữ lãnh đạo khi phải đối mặt với tình trạng dư thừa. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm và các thực tiễn tốt nhất trong việc nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo trong kỷ nguyên số và cuộc CMCN 4.0.
Trên thực tế, ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Một số báo cáo cho biết, riêng trong năm 2019, thị trường bán lẻ ngành công nghiệp dệt may toàn cầu đạt 1,9 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 2% GDP toàn cầu, và dự kiến đạt khoảng 3,3 triệu đôla vào năm 2030. Theo thống kê, ước tính lĩnh vực dệt may tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng từ 20 - 60 triệu lao động. Thực tế cho thấy, kể từ những năm đầu 70 của thế kỷ trước, bất chấp nhiều giai đoạn kinh tế thăng trầm, ngành công nghiệp dệt may đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động trên thế giới, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo do đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các nền kinh tế, đặc biệt các nền kinh tế đang phát triển có thể tận dụng lợi thế về nguồn lao động rẻ, dồi dào để theo đuổi chiến lược xuất khẩu và tăng trưởng, phát triển kinh tế trong dài hạn.
Điểm đáng lưu ý đó là trong ngành công nghiệp dệt may, tỉ lệ tham gia của nữ giới thường chiếm đa số. Theo báo cáo, hơn 70% lao động ngành dệt may ở Trung Quốc là nữ; tỉ lệ này lần lượt ở Việt Nam, Bangladesh, và Campuchia lần lượt là hơn 70%, 85% và 90%. Đây cũng là thực tế của nhiều nền kinh tế khác trên thế giới có chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt may.
Phát biểu tại hội thảo, bà Mai Thị Thuỳ - Chủ tịch Hiệp hội Nữ DNVVN (HAWA SME) nhận xét: “Với sự tham gia sâu rộng của phụ nữ trong ngành dệt may từ trước tới nay, việc thúc đẩy sự tham gia của họ cả ở cấp độ lao động và tham gia DN sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng trao quyền kinh tế cho phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng, và thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo.”
Bà Mai Thị Thuỳ - Chủ tịch Hiệp hội Nữ DNVVN Hà Nội cho rằng, DNVVN do phụ nữ làm chủ trong ngành dệt may đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 |
Mặc dù phụ nữ và DN do phụ nữ lãnh đạo có nhiều đóng góp tích cực đáng kể trong ngành công nghiệp dệt may, trên thực tế, họ cũng gặp không ít thách thức đặc biệt là dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi phải chuyển đổi và tái cơ cấu lực lượng lao động một cách sâu sắc, điều này có thể gây khó khăn cho lực lượng lao động nói chung, DN nữ nói riêng. Đặc biệt, các DNVVN do phụ nữ lãnh đạo trong ngành dệt may có thể gặp nhiều khó khăn như năng suất lao động thấp, chỉ chiếm giá trị thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) do hạn chế về năng lực trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, cạnh tranh, chuyển đổi công nghệ, tài chính, kinh nghiệm quản lý,...
Với sự xuất hiện bất ngờ và kéo dài của đại dịch Covid-19, những thách thức này thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn đối với các DNVVN do phụ nữ lãnh đạo khi đối mặt với sự gián đoạn trong chuỗi sản xuất toàn cầu do các lệnh phong tỏa kéo dài hoặc gặp các khó khăn khác về tài chính, đổi mới, quản lý,... trong giai đoạn "bình thường mới".
Chia sẻ tại buổi hội thảo, bà Bùi Thị Hoàn - Giám đốc Công ty CP Thêu may Mỹ Đức - cho biết, ngành may mặc là ngành đặc thù, cần tập trung nhiều lao động. Vì vậy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài, DN gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đại diện các DN đã thảo luận và đề nghị Bộ Công Thương có thể tổ chức các buổi kết nối thường niên, đào tạo năng lực đối với các DNVVN trong ngành. Đồng thời, để nâng cao năng lực nội tại, các DN cũng cho rằng, Chính phủ cần tạo dựng một nền tảng để cải tiến công nghệ, thiết bị, đào tạo ngành nghề, nâng cao năng suất...
Cũng tại buổi hội thảo, các DN và chuyên gia đã thảo luận và đưa ra nhiều sáng kiến, khuyến nghị khả thi, có thể áp dụng cho hợp tác APEC về lĩnh vực này trong thời gian tới. Kết quả của hội thảo sẽ được báo cáo Nhóm Đối tác chính sách về Phụ nữ và nền kinh tế APEC (PPWE) và các diễn đàn APEC liên quan, nhằm sớm biến định hướng, chính sách thành hiện thực.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Quản lý thị trường báo cáo gì vụ Asanzo?
- ·FBI trao trả hiện vật, cổ vật văn hoá lưu trữ trái phép cho Việt Nam
- ·Thêm yêu sách với “Thư viện của bé”
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Làm thêm, bớt… học
- ·Mở rộng sân chơi cho sinh viên
- ·Hà Nội: Huy động hơn 1.109 nghìn tỷ đồng vốn qua ngân hàng
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, xây dựng bộ sách giáo khoa chuẩn cho cả nước
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Đức tắt đèn, dùng nước lạnh để đối phó với khủng hoảng năng lượng
- ·Chung tay phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn
- ·Bộ Giáo dục đề xuất 4 mô hình trường dân tộc nội trú
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Đa dụng với nước tẩy rửa sinh học
- ·Giá sầu riêng hôm nay ngày 17/11/2023: Tăng giảm trái chiều
- ·“Vinh dự được quảng bá hình ảnh của trường và Đại học Huế”
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Ông Biden tái nhiễm Covid