【trực tiếp atalanta】Đổi đời từ cây lục bình
Từng là nỗi ám ảnh của người dân vùng sông nước do tốc độ phát triển nhanh,Đổiđờitừcylụtrực tiếp atalanta dày đặc, cản trở lưu thông, nhưng giờ đây, cây lục bình đã “sang trang”, từ cọng đến rễ đều được bà con tận dụng “hái” ra tiền, tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Lục bình được xem như cây xóa đói giảm nghèo của người dân xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ.
Thân, rễ đều được mua
Ở miền Tây, lục bình hay bèo tây nhiều vô số kể. Là loài hoang dại lại phát triển nhanh nên có một thời nhắc đến lục bình, người ta lắc đầu ngao ngán cảnh vớt chúng lên bờ, phơi khô hoặc đốt để “giải phóng” cho dòng sông, kênh. Còn giờ đây, tại Hậu Giang, đời lục bình không còn lững lờ trôi mà đã “cập bến” mang lại thu nhập ổn định cho bà con.
Đi dọc những con đường ấp 8, ấp 9 và ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, không khó để bắt gặp cảnh nhà nhà phơi lục bình. Tùy theo điều kiện, có người phơi khoảng sân to bằng mấy đệm lúa, có hộ chỉ vỏn vẹn một góc sân nhà. Trên bờ là vậy, còn dưới sông, chị em í ới gọi nhau, luôn tay cắt lục bình bỏ vào xuồng, tiếng cười giòn tan trong nắng sớm xua tan bao mệt mỏi.
Nhanh tay ghi số ký từng bó lục bình vào quyển sổ tay sau khi cân, thoăn thắt tháo dây, phơi để kịp nắng lên, chị Dương Thúy Hằng, ở ấp 8, xã Thuận Hưng, phấn khởi cho biết: “Hồi trước, trên 20.000 đồng/kg, còn bây giờ lục bình chỉ còn 14.000-15.000 đồng/kg khô. Giá giảm nhưng thu nhập cũng đỡ. Lục bình dưới sông mướn cắt là 500 đồng/kg mang về phơi khô, bó lại rồi cân. Thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng”.
Theo chị Hằng, để có được những cọng lục bình khô đan đát, lục bình phải được phơi khô, xếp thành lọn nhỏ rồi buộc lại thành bó lớn để giao cho công ty. Thông thường nếu lục bình đẹp thì cứ 12kg tươi sẽ được 1kg khô thành phẩm. Còn lục bình non, xấu thì khoảng 13-14kg tươi được 1kg khô. Từ những cọng lục bình xanh, xốp, sau khi phơi đủ nắng và qua khâu xử lý sẽ cho ra những sợi mềm mại, dai và bền, dễ dàng đan đát, được người tiêu dùng ưa chuộng đa dạng mẫu mã và thân thiện với môi trường.
Lâu nay, chỉ phần cọng dùng để đan đát và một ít rễ được làm giá thể chiết cây trồng nhưng số lượng không nhiều thì giờ một số lượng nhất định rễ lục bình được bà con thu gom bán cho công ty, xử lý thành phân bón hữu cơ. Với 1 tấn rễ lục bình, bà con cũng có thêm khoảng nửa triệu đồng.
Bà Nguyễn Hồng Thắm, chủ vựa thu gom lục bình ở ấp 10, xã Thuận Hưng, cho biết: Trước đây, cắt lục bình toàn bỏ rễ, bây giờ có công ty thu mua nên bà con có thêm tiền phụ kinh tế gia đình mà con sông cũng bớt ô nhiễm. Hiện nay, giá rễ lục bình được thu mua tại vựa từ 300-400 đồng/kg (loại tươi). Toàn ấp 10 có 7 chị em thu gom cọng và rễ lục bình, vô bao, vận chuyển về nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại ấp 11, thị trấn Vĩnh Viễn. Khoảng 2 tuần công ty lấy một lần, 1 tháng rưỡi khoảng 50 tấn”.
Cây xóa đói giảm nghèo
Việc thu mua rễ lục bình còn mới và nhỏ lẻ, chỉ vài hộ tham gia nhưng mở ra cho người dân một cơ hội gia tăng thu nhập và cũng giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường. Nhờ nghề làm lục bình mà nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, con cái học hành đến nơi đến chốn.
Ông Phùng Văn Phường, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hưng, cho hay: Lục bình là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương. Ngoài thu nhập từ ruộng lúa và cây ăn trái, nghề làm lục bình cũng tạo điều kiện cho bà con lúc nông nhàn với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng. Với mức này, bà con nông thôn sống khỏe. Bây giờ, đi dọc các tuyến sông trên địa bàn xã, dễ dàng thấy cảnh người dân thuê đất giữ lục bình trên sông. Người ít thuê vuông tương đương vài công, nhiều thì hơn chục công. Cứ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng là có thể cắt 1 lứa lục bình. Thu hoạch xong thì lùa cây mới vào nuôi tiếp, cứ như vậy, luân phiên nhau.
“Ngoài lấy thân để đan đát thủ công, nếu rễ lục bình được thu mua luôn thì càng tốt, bởi khi thu hoạch thân xong, phần rễ sẽ bị bỏ đi, phân hủy gây ô nhiễm. Bán được luôn rễ để công ty làm phân bón thì tuyệt vời, vừa tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân vừa hạn chế ô nhiễm môi trường”, ông Phùng Văn Phường bộc bạch.
Từng được xem như “rác” bỏ đi, lục bình hoang dại bỗng được nâng tầm, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Bên cạnh phần cọng, việc sử dụng cả phần rễ đã góp phần tạo ra nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp được xem là nguồn tài nguyên tái tạo chứ không phải là chất thải. Người làm nghề cắt, phơi lục bình, người thì đan đát, công việc không quá vất vả nên người già, trẻ nhỏ có thể làm được, mọi người ai nấy đều cố gắng để có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG
(责任编辑:La liga)
- ·Tổng cục QLTT hỏa tốc triển khai phòng chống dịch nCoV
- ·War journalists met up with soldiers to recall memories
- ·OANA 44: For a professional and innovative journalism
- ·NA deputies want citizens to put down the bottle
- ·Dịch vụ chuyển nhà
- ·Hong Kong commercial property market recovers confidence in early 2019, confirms RICS report
- ·NA leader meets French Prime Minister in Paris
- ·Brazil is an important partner in Latin America: NA Vice Chairman
- ·Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các giải ph
- ·NA Standing Committee discusses national defence force law
- ·Cần có cơ chế thúc đẩy liên kết chuỗi trong ngành dệt may
- ·VNA making active contributions to OANA goal realisation
- ·NA Chairwoman Ngân addresses IPU
- ·Biên Hoà Airport dioxin clean
- ·Từ 8/1/2023, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không cần xét nghiệm
- ·Vietnamese woman held in Malaysia for murder of N Korean man set free
- ·PM Phúc calls for stronger Vietnam
- ·OANA members commit to fight fake news with modern technology
- ·Thủ tướng đề nghị người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng, chống dịch Covid
- ·Denmark donates artworks to local healthcare facilities