【lịch thi đấu vilich hôm nay】Nhiều tập đoàn lớn thế giới có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Trưa 16/1 (giờ địa phương),ềutậpđoànlớnthếgiớicókếhoạchmởrộngđầutưtạiViệlịch thi đấu vilich hôm nay trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos 2024 (Davos, Thụy Sỹ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp toàn cầu về hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô, chíp bán dẫn.
Tọa đàm có sự tham dự của đại diện các tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Mitsubishi Heavy Industries, H&M Hennes & Mauritz, Siemens, Mahindra, PSA International, JANZZ.technology, Qualcomm…
Đại diện các tập đoàn lớn đánh giá cao thành tựu phát triển, tầm nhìn của Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh, bền vững. Các tập đoàn cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để đầu tư lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, AI, hạ tầng chiến lược…
Việt Nam đã tăng 7 bậc về chỉ số sẵn sàng AI, lên thứ 55/181 quốc gia trên thế giới. Việt Nam có khoảng 50 cơ sở giáo dục đào tạo về AI.
Về công nghiệp ô tô, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó có lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông sang sử dụng điện; khuyến khích phương tiện giao thông sử dụng năng lượng xanh, sạch.
Về bán dẫn, Việt Nam xác định rõ tầm nhìn và quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng hệ sinh thái cho ngành công nghiệp bán dẫn. Việt Nam sẽ sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và Đề án đào tạo 50 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn.
Các đại biểu đánh giá Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn trong ngành công nghiệp bán dẫn. Nhiều tập đoàn lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Amkor, Qualcomm, Infineon, Marvell, Hana Micron… Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA), Hiệp hội bán dẫn châu Á và một số tập đoàn lớn, các đối tác đều đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Tại toạ đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, khu vực và là một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với mạng lưới 16 FTA đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về bí quyết thành công của Việt Nam, Thủ tướng chia sẻ 3 nội dung lớn.
Thứ nhất, Việt Nam luôn kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng hàng nghìn năm của dân tộc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và bối cảnh thế giới.
Thứ hai, Việt Nam phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực (gồm đào tạo nhân lực, công nghệ, quản lý, tài chính…) là quan trọng và đột phá.
Thứ ba, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Thủ tướng cho biết, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ: "…huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Theo Thủ tướng, AI, bán dẫn và công nghiệp ô tô là những ngành quan trọng, vừa có những động lực phát triển cũ cần được làm mới, vừa có những động lực mới cho sự phát triển.
Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển trong lĩnh vực AI; xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia kết nối với trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
Về công nghệ ô tô, Việt Nam tập trung phát triển ô tô điện, sử dụng nguyên liệu sạch, phát thải carbon thấp và đầu tư cho giao thông xanh.
Về công nghiệp bán dẫn, Việt Nam xác định đây là một động lực phát triển mới và sẽ đầu tư để tham gia vào cả 3 công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn gồm thiết kế, chế tạo và đóng gói; hiện đang tiếp tục tập trung phát triển nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và sẽ có chính sách ưu đãi phù hợp.
Thủ tướng cho biết, để phát triển các lĩnh vực trên Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; và hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.
Thủ tướng mong các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác, đầu tư hiệu quả, bền vững tại Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn đồng hành, hợp tác với nhà đầu tư trên nguyên tắc lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng thời khi có rủi ro thì cùng chia sẻ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·“Bệnh giả vờ” hành hạ em nhỏ 3 tuổi
- ·Vụ nữ sinh tử vong trong nhà nghỉ ở Đắk Lắk: Phẫu thuật cứu sống người bạn trai
- ·Ông Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt trên 1.000 tỷ từ hoạt động cho vay
- ·Bà Nguyễn Phương Hằng vắng mặt tại phiên phúc thẩm, bị hại bật khóc tại tòa
- ·Cho mượn giấy tờ nhà: Thả gà ra đuổi!
- ·Thiếu tướng Đinh Văn Nơi: Tập trung điều tra vụ tài xế bị tố hành hung khách
- ·Tai nạn liên tiếp trên cao tốc Cam Lộ
- ·Vì sao Chủ tịch Hà Nội ký xử phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung?
- ·Phố núi sáng lung linh trong giờ trái đất
- ·Từ chuyện 6 cán bộ bị kỷ luật, cần giải mã khối tài sản khủng của ông Đỗ Hữu Ca
- ·Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
- ·Tai nạn liên tiếp trên cao tốc Cam Lộ
- ·Lính cứu hỏa kể phút vượt 'biển lửa' cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy ở Hà Nội
- ·Đoạn kè Thanh Đa vẫn ngổn ngang, tan hoang sau 8 tháng sạt lở
- ·Kết nối cung
- ·Người đàn ông bị một phụ nữ giật dây chuyền gần 200 triệu đồng giữa chợ
- ·Tai nạn liên tiếp trên cao tốc Cam Lộ
- ·Vụ nghi 4 mẹ con nhảy cầu Đông Trù: Vợ tạo hiện trường giả để dọa chồng
- ·Cặp song sinh ung thư máu cầu cứu sự sống
- ·Tuyên án cựu nhà báo Hàn Ni