【torino vs inter milan】Chống biến đổi khí hậu sẽ giúp Đông Nam Á tạo ra 12.500 tỷ USD
Theo Deloitte, nếu các nước Đông Nam Á bắt đầu áp dụng các hành động để kiểm soát biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ sẽ có tiềm năng tạo ra giá trị kinh tế 12.500 tỷ USD trong 50 năm tới, ngược lại có thể gây nên tổn thất 28.000 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Deloitte Philip Yuen nhấn mạnh các nước Đông Nam Á cần phải khẩn trương hành động để ngăn chặn những hủy hoại không thể xoay chuyển do biến đổi khí hậu trong 10 năm tới.
Mặc dù các nền kinh tế Đông Nam Á đã đưa ra cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề này, nhưng do môi trường địa lý và kinh tế đặc thù của các nước, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia vẫn đang ở trong những giai đoạn khác nhau. Muốn thay đổi quỹ đạo này, Đông Nam Á cần phải nắm chắc cơ hội, áp dụng các chương trình hành động khí hậu, chuyển từ chú trọng vào chi phí trước đây sang tập trung vào tăng trưởng và thành tựu kinh tế.
Theo nghiên cứu khoa học, nếu các nước không hành động, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ có thể tăng từ 3 độ C trở lên. Mực nước biển tăng, sản lượng lương thực giảm, cơ sở hạ tầng bị hủy hoại và các thách thức khác sẽ khiến cho môi trường sinh tồn và làm việc của nhân loại càng trở nên khó khăn hơn.
Báo cáo cũng so sánh thiệt hại do động đất gây nên với tác động của biến đổi khí hậu. Nếu các nước Đông Nam Á không hành động để kiểm soát biến đổi khí hậu, thiệt hại kinh tế sẽ tương đương với việc xảy ra một trận động đất nghiêm trọng theo chu kỳ chín tháng/lần từ nay đến năm 2070.
Ngược lại, nếu chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện những hành động quyết liệt trong 10 năm tới, điều này sẽ giúp hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C vào năm 2050, giảm tối đa tác động của biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo đã đề xuất bốn giai đoạn phát triển quan trọng về cách thức ứng phó biến đổi khí hậu của Đông Nam Á trong 50 năm tới.
Đầu tiên, từ nay đến năm 2030, chính phủ và doanh nghiệp các nước cần phải đưa ra quyết sách quan trọng, ban hành và mở rộng sách lược môi trường của mình, bắt đầu khử carbon.
Trong giai đoạn 2030 - 2040, Đông Nam Á và các nước trên thế giới phải hoàn thành các dự án lớn và bắt tay hợp tác, thay đổi phương thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Giai đoạn 2040-2050 sẽ là bước ngoặc then chốt, toàn cầu phải nỗ lực tránh nhiệt độ tăng quá 3 độ C.
Sau năm 2050, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ chuyển đổi triệt để, trở thành các nền kinh tế không phát thải, đồng thời tiếp tục phát triển./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Ứng phó với hạn, mặn từ sớm
- ·Trưởng ban Kinh tế ngân sách TP.HCM làm Chủ tịch quận 1
- ·Thủ tướng sẽ dự hội nghị APEC tại Papua New Guinea
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Công an xã chính quy không làm tăng biên chế
- ·Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân gây viêm họng, viêm thanh quản ít ai ngờ tới
- ·Hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước đón Chủ tịch Cuba
- ·Công bố quyết định của Chủ tịch nước về công tác cán bộ
- ·Không lơ là phòng chống dịch Covid
- ·Kế thừa và phát huy giá trị nghệ thuật quân sự trong lực lượng vũ trang
- ·Việt Nam, Ấn Độ nhất trí tăng cường hợp tác dầu khí
- ·Tổng hợp dự thi Chuyện chung chuyện riêng: Đợt 3: từ 21/11 đến 30/11
- ·Sáng nay, chủ tịch TP.HCM tiếp tục gặp dân Thủ Thiêm
- ·Chiều sâu văn hóa và tinh thần dân tộc trong tranh sơn mài Chu Nhật Quang
- ·5 năm thi hành Hiến pháp: Còn 21 luật, pháp lệnh chưa ban hành đúng kế hoạch
- ·Giá vàng hôm nay 23/9: Vàng nhẫn tiếp tục tăng
- ·Khởi động dự án điện ảnh hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ
- ·Vận tải biển đình chỉ hoạt động tại biển Đỏ
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã
- ·Xót lòng trẻ thơ đòi cha bệnh nặng quay về
- ·Phó Thủ tướng: Đắk Lắk là địa bàn ‘chiến lược của chiến lược’