【nhận định brisbane roar】Người Khmer hướng về Sene Dolta
(CMO) Mọi người trong nhà ông Danh Văn Út đang quây quần gói bánh tét trong tiếng cười rôm rả. Năm nay, gia đình ông gói 50 đòn bánh vừa để cúng ông bà, dâng sư sãi và chiêu đãi, làm quà biếu khách đến chơi nhà trong dịp lễ Sene Dolta. Với đồng bào Khmer, Sene Dolta hay còn gọi là lễ cúng ông bà, tổ tiên, là lễ thức không thể thiếu trong đời sống, vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu phước cho linh hồn các bậc sinh thành, tổ tiên, người trong thân tộc đạt được những điều tốt lành, là phúc đức của người đang sống đối với người đã mất.
Đồng bào Khmer gói bánh tét cúng ông bà trong ngày Sene Dolta. |
Trong ngày lễ Sene Dolta, mỗi gia đình người Khmer đều có gói bánh tét, số lượng nhiều ít tuỳ theo điều kiện kinh tế. Về ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình sinh sống gần 20 năm, ông Danh Văn Út phấn khởi khi kinh tế gia đình ngày một phát triển, qua đó việc chuẩn bị lễ vật cúng ông bà, dâng sư sãi ở chùa cũng tươm tất hơn.
“Từ khi chuyển dịch sang nuôi tôm, đời sống người dân ở đây ngày càng tốt hơn. Nhờ có 1 ha đất nuôi tôm mà tôi nuôi 3 con ăn học đàng hoàng. Đứa lớn học ngành Dược, nhưng khi tốt nghiệp xong về cưới vợ rồi làm vuông nuôi tôm vì kinh tế ổn định. Con gái học ngành Luật và làm cho một công ty luật tư nhân trên thành phố, con gái út mới tốt nghiệp lớp 12. Ở ấp Đường Đào này, lớp trẻ người Khmer đa phần đều được ăn học đàng hoàng, có việc làm ổn định, đứa không học nhiều cũng đi làm công nhân trong và ngoài tỉnh, tôi rất tự hào về đồng bào mình”.
Anh bạn đi cùng cũng là người Khmer giải thích thêm: “Người Khmer có nhiều lễ hội lớn, nhỏ trong năm, nhưng có 3 lễ hội lớn nhất: Tết Chôl Chnăm Thmây (tết năm mới), Sene Dolta (lễ hội cúng ông bà, tổ tiên) và lễ hội dâng y. Hầu như các lễ hội lớn, nhỏ trong năm đều được thực hiện tại chùa là chính. Không phải lễ hội nào cũng kéo dài, ngày nay tuỳ theo địa phương mà thời gian của các lễ cũng rút ngắn lại cho phù hợp với đời sống hiện đại và điều kiện kinh tế”.
Chùa chính là trung tâm sinh hoạt văn hoá không thể thiếu của người Khmer, vì thế mỗi khi tổ chức lễ hội, bà con đều tụ hội về đây. Ngoài việc hành lễ, người dân còn tham gia các hoạt động vui chơi, múa hát, qua đó thắt chặt tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình làng xóm. Sene Dolta về cơ bản tương tự như lễ Vu lan. Ông Thạch Xà Rin, Trưởng ban Quản trị chùa Cao Dân, cho biết: “Sene Dolta còn được nhiều người gọi là lễ “xá tội vong nhân”. Lễ là dịp để mọi người tưởng nhớ công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phúc cho những người đang sống".
Ngồi phụ gói bánh tét cùng mọi người trong gia đình, ông Danh Văn Út cho biết: “Lễ Sene Dolta diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất tổ chức tại nhà. Các gia đình dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ Phật, chuẩn bị chăn, màn, chiếu, gối và bộ quần áo mới để rước ông bà về dự. Ngày thứ hai, các gia đình chuẩn bị lễ vật như: mía, bánh tét, khoai mì, khoai từ (còn sống)... mang lên chùa để cúng. Ngày cuối cùng là ngày cúng tiễn đưa vong linh ông bà”.
Với ý nghĩa nhân văn to lớn là thể hiện lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, ông bà tổ tiên, chính vì vậy, dù con cháu đi làm ăn xa xôi cũng tranh thủ sắp xếp công việc để về sum họp gia đình vào ngày cuối cùng của lễ. Ông Thạch Văn Việt, ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Sene Dolta, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ phẩm như cơm vắt, bánh tét, bánh ít... để cúng ông bà, tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính. Con cháu về quy tụ thể hiện lòng thành kính, biết ơn người đã khuất, đồng thời là dịp sum họp gia đình”.
Sene Dolta không phải là lễ chịu tuổi hay tết mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây nên không diễn ra náo nhiệt nhưng mang đậm nét văn hoá cộng đồng, tính nhân văn sâu sắc. Người Khmer tổ chức lễ hội này không chỉ để tưởng nhớ công ơn những người đã khuất, mà còn thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà còn sống. Đây là dịp để con cái bày tỏ lòng tôn kính, hiếu đạo của mình đối với đấng sinh thành, những thứ ngon vật lạ con cái làm cho cha mẹ dùng, cung phụng tiền bạc, sắm sửa quần áo mới cho cha mẹ. Lễ hội còn tổ chức vui chơi, múa hát những làn điệu truyền thống Khmer tại chùa cũng như tại các gia đình.
Người Khmer Cà Mau ngày càng chí thú làm ăn nên cuộc sống khấm khá hơn, chính vì thế những lễ phẩm cúng trong Sene Dolta cũng tươm tất. Những nét đẹp văn hoá được họ giữ gìn và phát huy. Một số địa phương có đồng bào Khmer, lễ Sene Dolta được tổ chức ngắn và gọn hơn so với trước đây, nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ ý nghĩa./.
Đặng Duẩn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·6 tháng đầu năm GDP tăng 7,08% cao nhất từ năm 2011
- ·Quy định mới gắn IPO với sàn chứng khoán chính thức ‘lên sóng’
- ·Tướng Mỹ lo quân Nga gặt hái nhiều kỹ năng quân sự ở Ukraine
- ·STT bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường
- ·Cháy dữ dội tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, lửa cùng khói đen bốc cao ngùn ngụt
- ·Chiếc đèn kéo quân
- ·Quy định mới về áp dụng QLRR trong nghiệp vụ hải quan
- ·Hấp dẫn cổ phiếu ngành Dược
- ·Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: 45 thí sinh vi phạm quy chế thi trong ngày thi thứ nhất
- ·Israel không thay đổi mục tiêu, lãnh tụ Iran nói về cái chết của thủ lĩnh Hamas
- ·Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh khai chỉ nhận áo sơ mi và thuốc bổ gan
- ·Chứng khoán 5/10: VN
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Bước chuyển biến mạnh mẽ hướng tới VNACCS/VCIS
- ·7,7 triệu cổ phiếu Lilama 69
- ·Lạng Sơn: 35 thí sinh điểm cao bất thường là cảnh sát cơ động, thi riêng
- ·Israel nói đạt mục tiêu khi tấn công Iran, coi Hamas và Hezbollah ‘hết tác dụng’
- ·Donald Trump nói bà Harris 'đánh mất lợi thế, không phù hợp làm Tổng thống'
- ·Đề nghị xác nhận địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế
- ·Tin tức mới nhất vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: Đối mặt với mức án 30
- ·Vì sao Ukraine khó sở hữu phi đội F