【các cặp đấu c1】Đơn giản hoá thủ tục, nhất quán trong triển khai là điều doanh nghiệp mong mỏi nhất
Sáng nay (8/8),Đơngiảnhoáthủtụcnhấtquántrongtriểnkhailàđiềudoanhnghiệpmongmỏinhấcác cặp đấu c1 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. |
Mảng màu xám loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh khu vực doanh nghiệp
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, chúng ta đang ở thời điểm hết sức khó khăn, khi mà cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang hàng ngày phải đối mặt với những diễn biến rất phức tạp do đại dịch Covid-19 gây ra, đặc biệt kể từ khi dịch bệnh bùng phát lần thứ tư.
Nhấn mạnh khu vực doanh nghiệp luôn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Bộ trưởng cho biết, ngay từ đầu năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhânđã và đang nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng đất nước, vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Ở những nơi, những thời điểm dịch bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều, các doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và ứng dụng các giải pháp, công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.
“Điều đáng mừng là khi dịch bệnh căng thẳng, các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam không chỉ chủ động có những giải pháp linh hoạt tự thích ứng, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ người dân, cộng đồng…”, ông nói.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, đặc biệt bắt đầu từ tháng 7/2021, đã khiến cho những mảng màu xám loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh khu vực doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dữ trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm”, Bộ trưởng cho hay.
Về quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng, cần tiếp tục quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc".
“Tiếp tục đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Với phương châm “sớm nhất-hiệu quả nhất” tập trung triển khai ngay các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề cấp bách cho doanh nghiệp, nhanh chóng ổn định duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ trưởng nêu.
Trong bối cảnh hiện nay, điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp chính là các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hợp lý, không quá cực đoan, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thích nghi với hoàn cảnh: vừa duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng tận dụng triệt để hoàn thành các đơn hàng/ hợp đồng đã ký kết để tránh đứt gãy chuối cung ứng, vừa bảo đảm an toàn cho người lao động, tìm kiếm và tận dụng những cơ hội mới để phục hồi và phát triển, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Đồng thời, chủ động xây dựng chính sách và chuẩn bị nguồn lực cần thiết triển khai các biện pháp hỗ trợ dài hạn, bền vững giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh sau khi kiểm soát được dịch bệnh và có cơ hội quay trở lại mạnh mẽ hơn. Hạn chế tối đa việc để xảy ra phá sản doanh nghiệp và bị thâu tóm, sáp nhập các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực quan trọng, nền tảng mà Việt Nam cần nắm giữ.
Thông qua các kênh trao đổi thông tin trực tiếp và gián tiếp với cộng động doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận diện và tổng hợp có 8 nhóm vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối diện hiện nay.
Thứ nhất, tổng cầu giảm mạnh khiến cho các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm. Trung bình nhu cầu trong các ngành giảm từ 40-50%, nặng nề nhất là ngành hàng không, vận chuyển hành khách, du lịch, nhà hàng, khách sạn nhu cầu bị giảm đến 70-80%.
Thứ hai, doanh thu giảm mạnh trên diện rộng. Trong đó, ngành du lịch không phát sinh doanh thu; các nhà hàng, khách sạn ảnh hưởng nặng nề đặc biệt từ tháng 4 năm 2021 trở lại đây, doanh thu ngành hàng không sụt giảm trung bình 61% so với 2019, đợt dịch cao điểm đầu năm 2021 giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu sụt giảm dẫn đến dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng, khiến cho các doanh nghiệp rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Do thiếu hụt dòng tiền nên hầu hết các doanh nghiệp khó có thể xoay xở trả lãi vay ngân hàngđúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới, Bộ trưởng phân tích.
Thứ ba, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất.
Thứ tư, chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, nếu đợt dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng.
Thứ năm, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, kể cả lưu thông trong nước, giữa một số tỉnh, thành phố do áp dụng các chính sách phòng, chống dịch bệnh chưa thống nhất và hợp lý. Hậu quả là các doanh nghiệp bị chậm tiến độ giao hàng/nhập hàng, chi phí lưu kho, lưu bãi, cước vận chuyển tăng, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.
Thứ sáu, khó khăn về lao động. Để cầm cự trước dịch bệnh nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động trở lại làm việc khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử…
Thứ bảy, khó khăn về chuyên gia. Các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp FDI còn gặp khó khăn với vấn đề nhập cảnh, đặc biệt đối với những tập đoàn lớn vào Việt Nam nghiên cứu, quyết định dự ánquy mô lớn và cấp mới/điều chỉnh giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.
Thứ tám, khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp còn cho biết việc triển khai của một số chính sách còn khá chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.
“Điểm đáng lưu ý trong các kiến nghị các doanh nghiệp đều nhấn mạnh đến vấn đề đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong thực thi triển khai các quy định, chính sách phòng, chống dịch trên toàn quốc; tính công bằng, minh bạch và thái độ phục vụ sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi. Đây là điều doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là các hỗ trợ khác vào lúc này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19...
Trong năm 2020, Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Các chính sách tài khoá, đã được ban hành để hỗ trợ giảm chi phí, hạn chế dòng tiền ra cho doanh nghiệp.
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ tư, với tinh thần đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo ban hành thêm nhiều chính sách, giải pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
“Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt với phương châm “vướng đâu - khẩn trương xử lý đó” để giải quyết ngay các tình huống khẩn cấp phát sinh nhằm đảm bảo lưu thông hàng hoá được thông suốt, hiệu quả; ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, một số ngành nghề, lĩnh vực quan trọng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý; hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số”, ông nói.
Nhìn chung, các chính sách, giải pháp đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và góp phần giảm bớt những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu, giúp doanh nghiệp có thể duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảm đảo an sinh xã hội.
Đề xuất 8 nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn
Dự báo trong thời gian tới, diễn biến dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có chiều hướng phức tạp với nhiều biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức đối với doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị thực hiện 8 nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn.
Đối với nhóm các chính sách, giải pháp cấp thiết cần triển khai ngay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, cần thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vaccine phòng Covid-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm ở những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tập trung cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, lao động trong một số lĩnh vực có tiếp xúc cao.
Nghiên cứu cơ chế cho phép doanh nghiệp tự mua dụng cụ tự xét nghiệm để chủ động xét nghiệm; Nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp ngành y tế (vắc xin, dược phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế) với cách tiếp cận, coi đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. “Đây là chính sách mang tính chiến lược cho cả trước mắt và dài hạn”, ông nhấn mạnh.
Hai là, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn. Tổ chức và thực hiện “luồng xanh” hàng hóa quốc gia, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa trên nguyên tắc giảm thiểu các thủ tục, nhanh nhất, thuận lợi nhất; nghiên cứu đề xuất quy tắc vận tải an toàn phòng chống dịch Covid-19; ứng dụng triệt để công nghệ trong kiểm soát điều kiện đi lại cho các phương tiện và người lao động…
Thứ ba, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp: Nghiên cứu sửa đổi các chính sách về phí công đoàn, phí bảo trì đường bộ, giá bán điện cho ngành du lịch về dài hạn; Nghiên cứu đề xuất tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ khoanh nợ, tái cấu trúc nợ, gia hạn các khoản nợ cũ; giảm lãi suất cho các khoản vay cũ và mới; khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ về giãn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp với giá trị khoảng 20 nghìn tỷ và giảm tiền thuê đất khoảng 700 tỷ sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua…
Thứ tư, tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia: Hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả gói chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động giá trị khoảng 26 nghìn tỷ. Nghiên cứu đề xuất chính sách áp dụng linh hoạt và nới lỏng các quy định, điều kiện về việc cấp/gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp FDI, phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với nhóm chính sách dài hạn, tạo nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Bộ trưởng đề xuất 4 nhóm giải pháp chủ yếu, bao gồm xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp có tính chiến lược, khai thác lợi thế ngành, lĩnh vực để đón bắt cơ hội nhằm phục hồi nền kinh tế; cần có chính sách để phát triển các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt; phát triển công nghiệp ngành y tế như đã nêu ở trên; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghiệp ưu tiên; giải pháp dài hạn và bền vững về đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất chế tạo; phát triển chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm nhằm tạo giá trị gia tăng cao.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, tháo gỡ vướng mắc pháp lý; đơn giản hóa tối đa các quy trình, thủ tục hành chính hiện tại, xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên.
Thứ ba, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số; các nền tảng thương mại điện tử; các ứng dụng công nghệ giao dịch thanh toán điện tử, hậu cần giao nhận…; nghiên cứu giao hoặc đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển các giải pháp, nền tảng công nghệ số.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động và khai thác dư địa của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất việc củng cố, phát triển một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn hoạt động hiệu quả, có vai trò dẫn dắt trong giai đoạn tới.
“Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng nêu rõ.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thiên tai ngày càng khắc nghiệt, cần chủ động nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó trong năm 2022
- ·Phong Phú Hà Nam xây chắc ngôi đầu giải U19 nữ Quốc gia 2024
- ·Đối thủ không tìm được chuyến bay, tuyển Việt Nam chịu thiệt
- ·Đủ chuyện ngược đời khiến bóng đá Việt Nam kỳ quặc nhất thế giới
- ·Gia hạn lưu hành 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế
- ·Không có Kane, tuyển Anh thua sốc Hy Lạp
- ·Xem siêu phẩm sút xa của Khuất Văn Khang vào lưới Hải Phòng
- ·Thực hư thông tin trọng tài bị 'treo còi' do công nhận bàn thắng của HAGL
- ·Ngành điều kiến nghị áp giá nhập khẩu tối thiểu đối với điều nhân nhập khẩu vào Việt Nam
- ·Vòng 5 giải U19 nữ Quốc gia: Thái Nguyên T&T giành 3 điểm
- ·Rau quả Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm trên 40% thị phần
- ·VFF gặp khó khi Lebanon bỏ đá giao hữu với tuyển Việt Nam
- ·Phong Phú Hà Nam mất điểm ở vòng 6 giải U19 nữ Quốc gia
- ·Erik ten Hag khiến Man Utd lạc lối ra sao?
- ·So sánh giữa tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP
- ·Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10
- ·Thua đau phút bù giờ, Indonesia dọa kiện trọng tài
- ·Vì sao HLV Kim Sang
- ·Cam sành bén rễ trên vùng đất rốn phèn
- ·Bị cầm hòa phút cuối, Indonesia vẫn bất bại ở vòng loại World Cup 2026