【đu doan bong da】Doanh nghiệp “hiến kế” để TPHCM phát triển bền vững
Kinh tế TPHCM phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc | |
Bốn nhóm giải pháp để TPHCM trở lại đầu tàu kinh tế của cả nước |
Lãnh đạo TPHCM trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài tại hội nghị. Ảnh BTC |
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đặt ra từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đặt ra mục tiêu thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Thành phố mong muốn gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời lắng nghe các đề xuất, kiến nghị và các hiến kế cho các định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn cùng phát triển nhanh, bền vững.
Chia sẻ về định hướng của TPHCM, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, Thành phố đặt ra 5 nhiệm vụ chính là huy động hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở tiếp tục chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, khơi thông nguồn lực phát triển; tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công để thực hiện các đề án ưu tiên triển khai để tạo động lực và sự lan tỏa trong tăng trưởng kinh tế; chỉnh trang đô thị gắn với nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch Thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao chất lượng, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm dụng lao động, ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh liên kết vùng, nâng tầm vị trí của Thành phố.
Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề để Thành phố chuyển trọng tâm từ phòng chống dịch sang phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo nền tảng để bứt phá hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Để hiện thực hóa, TPHCM đang kiến nghị với các cơ quan trung ương nhiều nhóm vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực, cấp bách, có tính chất chiến lược lâu dài gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án đường vành đai 3; điều chỉnh tăng mức trần vốn đầu tư công trung hạn; Đề án phát triển TPHCM thành trung tâm tài chính quốc tế; đề xuất cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức.
Chia sẻ tại sự kiện, nhiều ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn được nêu lên, xoay quanh các vấn đề về lĩnh vực hạ tầng, logistics, các dự án đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, khu công nghiệp, nguồn nhân lực,…
Ông Park Hyun Bae, Tổng giám đốc Công ty TNHH KCTC Việt Nam đề xuất, TPHCM cần có giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hậu cần logistics, bởi hiện nay các cảng của Thành phố đều đang chịu áp lực lớn. Điển hình như cảng Cát Lái, đây là cảng lớn nhất TPHCM nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Theo đó, mỗi năm lượng hàng hóa thông quan qua cảng Cát Lái tăng tới 30%, trong khi hạ tầng cảng đã được xây dựng từ năm 2007, cách đây 15 năm dẫn đến nguy cơ ùn ứ và quá tải.
Ở lĩnh vực tài chính, một số đại diện doanh nghiệp tiếp tục nêu lên sự cần thiết của việc xây dựng đô thị thông minh ở TPHCM, phát triển thị trường chứng khoán ngang tầm khu vực.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đề xuất đầu tư nhiều nhóm dự án quan trọng như trung tâm tài chính, cửa hàng miễn thuế, khu trung tâm mua sắm cao cấp tại trung tâm Thành phố, khu đô thị tài chính thương mại, tổng kho dịch vụ hậu cần logistics tại thành phố Thủ Đức và chương trình giáo dục trí tuệ thông minh AI.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nền tài chính của Thành phố là kênh dẫn vốn rất quan trọng cho cả nền kinh tế. Để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có uy tín, chúng ta cần có các cơ chế chính sách ưu đãi đột phá mang tính cạnh tranh quốc tế. Tương tự, việc phát triển hệ thống vận chuyển hàng hóa một cách chuyên nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số, thương mại điện tử và xuất nhập khẩu tăng cao như hiện nay là rất cần thiết để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch Dragon Capital, đề nghị hỗ trợ chi phí kỹ thuật để nghiên cứu sâu hơn về các đề án về trung tâm tài chính quốc tế, thậm chí xây dựng thị trường hàng hóa và các cơ chế mới liên quan đến việc phát triển fintech.
Đánh giá cao những góp ý, hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, TPHCM luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, luôn luôn đứng bên cạnh, kề vai sát cánh và sẵn sàng hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp trong những lúc khó khăn bằng những hành động cụ thể và các chính sách hỗ trợ thiết thực.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Nhiều biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
- ·Khai mạc Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V
- ·Tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Tổng Cục Chính trị kiểm tra công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau
- ·An Giang: Bắt tạm giam Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Song Tiến
- ·Tập trung nguồn lực cho giảm nghèo
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Phối hợp bảo đảm an ninh trật tự thành phố
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Quy định về phòng, chống ma túy
- ·Hành quân huấn luyện dã ngoại tại xã Phong Thạnh Tây A
- ·Hơn 223 ngàn học sinh Cà Mau phấn khởi vào năm học mới
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Nỗ lực tuyên truyền, tuần tra, xử lý hành vi vi phạm theo các chuyên đề
- ·Bế giảng Lớp Cao cấp lý luận chính trị khoá học 2021
- ·Cục Thống kê tỉnh: Công bố số liệu thống kê kinh tế
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·40 trẻ em được dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước