【kq.phap】Chính phủ nêu 9 nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối 2021, đầu 2022
Giải ngân vốn đầu tư công - “Chìa khoá” giải bài toán tăng trưởng kinh tế | |
Thủ tướng Chính phủ: Việt Nam luôn xác định tăng trưởng xanh là nhiệm vụ trọng tâm | |
Giải pháp của Chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế vượt khó khăn của đại dịch |
Việt Nam là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất thế giới trong giai đoạn dịch bệnh. Ảnh:ST |
Nghị quyết đưa ra 5 mục tiêu: Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững.
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Trong đó đến hết quý 3/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch; Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.
9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Cụ thể gồm, tập trung cao độ phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số.
Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; Thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững; Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, theo tinh thần “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực hiện phòng, chống dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát không gian mạng để loại bỏ các thông tin xấu độc; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
Tiến tới hình thành công nghiệp sản xuất vắc xin
Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương ban hành, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tại các nhà máy, khu công nghiệp, chợ đầu mối, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu, đề xuất thành lập trung tâm để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù để thu hút tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin, tiến tới hình thành công nghiệp sản xuất vắc xin.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho các chuyên gia, tư vấn vào Việt Nam, nhất là phục vụ các dự án đầu tư.
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm an toàn hệ thống; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ.
Theo dõi sát diễn biến tình hình, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường. Kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là hoạt động xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư.
Về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm ngay thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.
Trong đó, tập trung: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; Thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công; Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng.
Khẩn trương ban hành chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19
Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các giải pháp, chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chồng bất lực, tôi muốn quay lại người xưa
- ·Nữ phóng viên tống tiền 100.000 USD: Đang xác minh người môi giới
- ·Quy định mới về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức
- ·Khởi tố, bắt tạm giam tài xế xe khách đâm xe biển xanh 3 người chết
- ·IEA: Thế giới có thể sẽ dư thừa nguồn cung dầu vào năm 2030
- ·Nữ tiếp thị bia bật khóc tại hiện trường nam thanh niên bị đâm chết
- ·Nam thanh niên liều lĩnh đột nhập nhà đại úy công an trộm 4 cây mai
- ·Rúng động, giết người ở Lâm Đồng, chở xác sang Bình Thuận phi tang
- ·Những 'kỹ sư hai lúa'
- ·Số tiền hơn 2.000 tỉ ông Đặng Lê Nguyên Vũ phản tố có từ đâu?
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An
- ·Bắt hai xe khách giấu hơn 10m3 gỗ trong khoang hành lý
- ·Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán không phải thực hiện chế độ kế toán
- ·Mẹ vay tín dụng đen, con thành kẻ giết người
- ·Resorts International VietNam
- ·Tin pháp luật số 134: Bị giam oan, 3 thanh niên được bồi thường gần 1 tỉ
- ·Bắt đối tượng cướp giật kéo lê người phụ nữ trên đường
- ·Đề nghị truy tìm 13,4 triệu USD Vũ ‘nhôm’ vay của Trần Phương Bình
- ·Giá xăng dầu hôm nay 26/8/2023: Lấy lại đà tăng trở lại
- ·Hoàng Công Lương với tôi tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò