【slna vs nam định】Khắc phục “thẻ vàng”: Trên quá “nóng” mà dưới còn “lạnh”
Thứ trưởng Bộ NN&PTPNT: Không làm xấu hơn tình hình "thẻ vàng” | |
Thẻ vàng thủy sản: Chuẩn bị mọi điều kiện để đoàn EU giám sát | |
Nỗ lực đưa thủy sản Việt Nam thoát khỏi "thẻ vàng" của EC | |
“Thẻ vàng” hải sản có được gỡ bỏ vào năm 2019?ắcphụcthẻvàngTrênquánóngmàdướicònlạslna vs nam định |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cải thiện chưa đáng kể
Phát biểu tại Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều nay 23/4, tại Hà Nội, ông Nguyễn Quang Hùng-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Sau khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam, cả hệ thống chính trị cùng toàn xã hội, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp thủy sản đã nỗ lực triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể như: Đã cơ bản nội luật hóa các quy định của quốc tế, khu vực trong Luật Thuỷ sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật Thủy sản của Chính phủ và Bộ NN&PTNT; nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU); tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt; công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển có bước tiến bộ...
Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh: Hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam trên thực tế chưa được cải thiện đáng kể. Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành tại địa phương chưa thực sự quyết liệt, xử lý vi phạm chưa nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, công tác thực thi pháp luật để đảm bảo việc ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài chưa hiệu quả; tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp; hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng còn hạn chế; công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác còn nhiều sai sót…
Ví dụ cụ thể có thể kể đến như: Công tác ghi chép, lập hồ sơ kiểm soát tàu cá ra vào cảng không đầy đủ thông tin và đảm bảo tính hệ thống giữa các khâu kiểm soát, còn nhiều sai sót nên chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc (ảnh hưởng đến việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, thẩm định chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu, không đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm khai thác xuất sang thị trường châu Âu).
Ngoài ra, hiện vẫn còn tình trạng tàu cá đang thực hiện bốc dỡ sản lượng khai thác trên cầu cảng mà không có trong danh sách các tàu cá khai báo trước khi cập cảng. Số lượng cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác mới được công bố 57/83 đạt 68,7% số lượng cảng cá hiện có…
Trên “nóng” mà dưới “lạnh”
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng đánh giá: Thực tế kết quả khắc phục “thẻ vàng” mà địa phương đạt được hiện nay so với các yêu cầu, khuyến nghị từ phía EC còn khoảng cách nhất định.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là các địa phương chưa thực sự vào cuộc một cách quyết liệt trong khi từ Chính phủ, bộ, ngành Trung ương đều rất quyết liệt. “Nói cách khác, đây là tình trạng trên nóng mà dưới lạnh”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Liên quan tới điều này, ông Nguyễn Quang Hùng chỉ rõ: Một số tỉnh, lãnh đạo tỉnh chưa quan tâm đến công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tại cảng cá và hệ thống giám sát tàu cá; địa phương chưa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, lực lượng chức năng... Ngoài ra, tồn tại có thể kể đến là: Việc xử lý chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe.
Việc bố trí nguồn lực, kinh phí để thực thi chống khai thác IUU còn rất hạn chế, chưa tương xứng, đặc biệt là nguồn nhân lực còn thiếu nhiều tại các cảng cá không đáp ứng được các quy định về kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng cập bến, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.
Theo dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC (DG-Mare) sẽ tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Nếu kết quả kiểm tra trên thực tế không đáp ứng được các khuyến nghị của EC thì nguy cơ cao sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”.
Vì vậy, theo Bộ NN&PTNT, trong thời gian tới, các bộ, ngành có liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển cần nỗ lực tập trung nguồn lực, kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách.
Điển hình như, Văn phòng Chính phủ: Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; sớm trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống khai thác IUU.
Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU; tổ chức triển khai Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tập trung vào một số nội dung trọng tâm liên quan tới chống khai thác IUU; ban hành danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng và cảng cá chỉ định cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên cập cảng; hoàn thành ngay trong tháng 4/2019
Đồng thời, Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra trách nhiệm các địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác chống khai thác IUU…
Bộ Quốc phòng: Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực chồng lấn, tranh chấp, khu vực có nhiều tàu cá hoạt động khai thác hải sản để ngăn chặn, xử lý nghiêm các tàu cá khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài…
Dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của EC (DG-Mare) tiếp tục vào kiểm tra thực hiện 4 nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khắc phục để chống khai thác IUU gồm: (1) Khung pháp lý; (2) Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; (3) Thực thi pháp luật; (4) Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác (Công thư số Ares (2018) 3356871 ngày 25/6/2018). |
(责任编辑:World Cup)
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Cả nước thêm 12.170 ca nhiễm mới trong 24 giờ; Hà Nội vẫn dẫn đầu
- ·67 tác phẩm báo chí đoạt Giải Búa liềm vàng lần thứ VI
- ·Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2015
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Hona: "Vàng" thật không sợ lửa
- ·Vướng bê bối, Seungri Big Bang bị hoãn xuất ngũ
- ·Victoria Beckham: Bà mẹ 4 con làm chủ đế chế thời trang gần nửa tỉ đô
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Phân Bón Cà Mau khởi động chương trình “Tôi chọn NPK Cà Mau” – Ghép chữ ngay – Nhận quà đỉnh
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Bảo hiểm quân đội (MIC) bị xử phạt vi phạm hành chính chứng khoán
- ·Bộ Tài chính bác kiến nghị miễn thuế TTĐB cho ô tô dưới 24 chỗ bán ra sau 1/7/2016
- ·Hoàn tiền tới 1 triệu đồng khi thanh toán phí bảo hiểm nhân thọ trên ứng dụng BAOVIET Smart
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·‘11 tháng 5 ngày’ tập 25: Nhi ghen khi Đăng được khen đẹp trai
- ·Adidas ủng hộ 245.100 EUR cho Quỹ “Hồi sinh nhịp thở Việt Nam”
- ·Việt Nam thiệt hại 24.400 tỷ đồng do virus máy tính trong năm 2021
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Shin Min Ah' Điệu Cha