【ket qua costa rica】Sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng của lĩnh vực văn hoá
VHO - Hôm nay 21.8,ẽxemxétnhiềunộidungquantrọngcủalĩnhvựcvănhoáket qua costa rica kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV khai mạc tại Nhà Quốc hội, Hà Nội. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng liên quan đến lĩnh vực văn hoá.
Biểu quyết thông qua Luật Di sảnvăn hoá(sửa đổi)
Theo dự kiến Chương trình kỳ họp, vào chiều 1.11, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật cũng như nghe cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự án Luật vào ngày 27.11.
Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội gồm 09 chương và 102 Điều. Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 09 chương và 100 điều (giảm 02 điều so với dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội trước đó). Dự thảo Luật chỉnh lý đã quy định rõ việc xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu; hoàn thiện các quy định về chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa, đặc biệt ưu tiên các chính sách bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách người dân tộc thiểu số.
Bổ sung các quy định về nội dung phát huy giá trị di tích, về nguyên tắc xác định khu vực bảo vệ II của di tích, về thẩm quyền cho ý kiến đối với các dự án đầu tư, công trình xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích, về thăm dò, khai quật khảo cổ dưới nước và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước, bổ sung quy định về các loại hình di vật, cổ vật và việc xác định di vật, cổ vật; quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bảo tàng công lập, về trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ VHTTDL và UBND các cấp... bảo đảm các quy định của Dự thảo Luật cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện trong thực tiễn, thể hiện mạnh mẽ tinh thần phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Đồng thời nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản, tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế chủ động thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương trong dự thảo Luật. Đồng thời, Dự án Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện bảo đảm đầy đủ nội dung, kỹ thuật, cách diễn đạt, tránh có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện Luật.
Có thể nói, với tinh thần cầu thị, nghiêm túc phối hợp nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến của đại biểu Quốc hội, trí tuệ của Quốc hội, Bộ VHTTDL vui mừng khi quá trình phối hợp, tiếp thu, giải trình đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan soạn thảo, cho đến trước kỳ họp, không còn ý kiến nào khác nhau. Đây cũng là dự án Luật được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự thống nhất giữa ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật.
Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Dự kiến sáng 8.11, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nghe Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình và nghe cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ngày 29.11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Chương trình.
Chương trình sẽ gồm 7 mục tiêu tổng quát. Trong đó mục tiêu thứ nhất, là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. Mục tiêu thứ hai là, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Thứ ba là huy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Thứ tư là huy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thứ 5 là xây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến đáp ứng các thị trường nước ngoài.
Thứ 6 là phát huy tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của văn hóa thông qua đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, với nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ đóng vai trò quan trọng. Và thứ bảy là hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.
Chương trình cũng đề ra 9 mục tiêu cụ thể, thiết thực để việc triển khai thực hiện được hiệu quả, khả thi.
Xem xét Luật Quảng cáo (sửa đổi)
Dự kiến tại phiên họp toàn thể của Quốc hội vào chiều 20.11, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật, Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21.6.2012. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Quảng cáo cũng đã bắt đầu bộc lộ một số bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nội dung, phương tiện quảng cáo; các yêu cầu, điều kiện đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên mạng và hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Vì vậy, để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến văn hóa, công nghiệp văn hóa và xây dựng pháp luật; đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Quảng cáo hiện hành; xây dựng thị trường quảng cáo ở Việt Nam phát triển lành mạnh, vì lợi ích chung của xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Dự thảo Luật sửa đổi trình Quốc hội 15 Điều, bổ sung 02 điều mới, cụ thể là sửa đổi, bổ sung khái niệm, quyền, nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo để phù hợp với các hình thức thể hiện, chuyển tải sản phẩm quảng cáo phát sinh trong thực tiễn hiện nay; Về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo; Về quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình; Về quảng cáo trên mạng; Về hoạt động quảng cáo ngoài trời...
Theo quy trình, dự án Luật sẽ được xem xét thông qua tại 2 kỳ họp và được chờ đợi là sẽ tháo gỡ những nút thắt để lĩnh vực quảng cáo - một mắt xích quan trọng và là bộ phận cấu thành các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam, phát triển bền vững.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Overseas Vietnamese, int'l friends pay respects to General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- ·Flag hoisted half
- ·South Korean, Australia and Japan delegations pay respect to Party Leader Nguyễn Phú Trọng
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Leaders and family bid final farewell to late General Secretary
- ·Prime Minister Phạm Minh Chính receives Malaysian Deputy PM
- ·President welcomes Cuban NA President
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Prime Minister Phạm Minh Chính receives Malaysian Deputy PM
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Foreign officials pay tribute to Party General Secretary abroad
- ·Foreign guests pay respect to Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- ·Int’l friends pay last respects to Party General Secretary
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Global outpouring of grief for Vietnamese Party chief
- ·Latin American countries’ ambassadors appreciate Party General Secretary’s foreign policy imprints
- ·Hà Nội residents await farewell to General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Overseas Vietnamese intellectuals show grief at Party leader’s passing