【trận đấu pohang steelers】Tự hào Bình Phước tuổi 25
Ấn tượng với chặng đường phát triển của tỉnh
Bà Dương Thị Tuyết,o Btrận đấu pohang steelers Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh
Bà Dương Thị Tuyết (Bảy Tuyết), Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh được đông đảo người dân gọi bằng biệt danh trìu mến “cái bang của người nghèo”. Dù năm nay đã bước sang tuổi 72, nhưng suốt trong đại dịch Covid-19, bà Bảy Tuyết vẫn xông pha vào tâm dịch để cùng chính quyền chăm lo cho người nghèo, các mảnh đời khó khăn.
Chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh suốt chặng đường 25 năm qua, bà Bảy Tuyết xúc động: Với tôi, được chứng kiến sự đổi thay, phát triển từng ngày của quê hương, đất nước là điều thực sự may mắn và hạnh phúc. Từ năm 1975, tôi đã tham gia công tác đoàn tại Đồng Xoài với vai trò là Bí thư Huyện đoàn. Gắn bó với quê hương Bình Phước, tôi cảm nhận rõ sự phát triển của tỉnh qua các thời kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều khó khăn, gian khổ nhưng với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang đã đưa Bình Phước vượt qua mọi thử thách, đạt nhiều thành tựu trong các giai đoạn phát triển. Diện mạo của tỉnh nhà ngày càng đổi thay mạnh mẽ, đặc biệt là đời sống người dân không ngừng được nâng cao.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra các mục tiêu cụ thể, quyết tâm bứt phá để đưa Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam bộ vào cuối nhiệm kỳ. Mục tiêu này thể hiện niềm tin, động lực, khí thế mới của toàn tỉnh. Tôi tin rằng, với sự đoàn kết, đồng sức chung lòng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh sẽ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc
Ông Điểu Hơl, dân tộc S’tiêng, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú
Từng có thời gian dài gắn bó với công tác dân tộc, rồi Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh và chứng kiến sự đổi thay về mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), ông Điểu Hơl cho biết: Tôi rất mừng trước kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS. Với nhiều chính sách, chương trình, chuyên đề, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của Trung ương và của tỉnh đã làm thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS. Đường giao thông được xây dựng, mở rộng, thuận lợi cho việc đi lại; điện lưới được kéo về tận thôn, ấp. Nhờ đó, trình độ dân trí của người dân được nâng cao, diện mạo các thôn, ấp, sóc được thay “áo mới”. Đặc biệt đối với đồng bào S’tiêng, số hộ nghèo, cận nghèo giảm rõ rệt, người dân ai cũng có xe máy, có thiết bị nghe, nhìn để nắm bắt thông tin; nhiều hủ tục đã được xóa bỏ; nếp sống văn minh được xây dựng; văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng được bảo tồn và phát huy.
Bình Phước là tỉnh biên giới, trung du, miền núi với 41 thành phần dân tộc anh em sinh sống, người DTTS chiếm 19,67% dân số toàn tỉnh. Bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, tỉnh đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, giúp người dân nâng cao nhận thức để cùng nhau gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
Anh Mai Xuân Hà, Phó bí thư Chi bộ ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú
Anh Mai Xuân Hà rất phấn khởi khi địa phương ngày càng có nhiều đổi mới và phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Nhân dân luôn đoàn kết, ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng.
Ấp Đồng Xê hiện có 200 hộ, trên 800 người, trong đó 70% đồng bào DTTS. Là ấp khó khăn, người dân sống phụ thuộc vào vườn, rẫy, từ ngày tỉnh, huyện có quy hoạch khu công nghiệp tại địa phương, cùng với đó là mở rộng các tuyến đường kết nối, đời sống người dân đã thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, ấp không còn hộ nghèo; hộ giàu, hộ khá tăng nhanh; nhiều gia đình đã xây dựng nhà lầu, sắm được xe ôtô.
“Xác định các khu dân cư có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, Chi bộ ấp đã lãnh đạo việc xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, động viên người dân chung sức xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn hóa…” - anh Hà chia sẻ.
Góp sức trẻ cho quê hương
Chị Trần Thị Thủy, Phó bí thư Đoàn xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp
Sinh năm 1997, đúng vào thời điểm tỉnh Bình Phước được tái lập, chị Trần Thị Thủy, Phó bí thư Đoàn xã Thanh Hòa ấn tượng với các phong trào, hoạt động của đoàn thanh niên tỉnh nhà. Đó là phong trào “Ba xung kích, làm chủ tập thể”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước” và nhiều phong trào lớn khác. Từ các phong trào, hoạt động, với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, nhiều bạn trẻ đã không ngại dấn thân vào những nơi hiểm nguy, mà đại dịch Covid-19 vừa qua là một bằng chứng rõ nét.
“Quyết tâm cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho sự phát triển chung của tỉnh nhà, tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, gương mẫu tham gia các phong trào, hoạt động vì cộng đồng, trước mắt là tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, để cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới” - chị Thủy nói.
Quan tâm đến đội ngũ công nhân, lao động
Chị Nguyễn Thị Mai Chi (phải), Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam)
Chị Nguyễn Thị Mai Chi (sinh năm 1993), Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, nơi có hơn 3.000 công nhân lao động đang làm việc. Chị Chi vui mừng khi lãnh đạo tỉnh đã luôn nỗ lực tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư và quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người lao động, đặc biệt là trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Chị Chi khẳng định: Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng được hưởng nhiều hơn kết quả của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tỉnh luôn tìm cách tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa chống dịch vừa duy trì tăng trưởng. Điển hình như triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; kích hoạt phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” duy trì chuỗi sản xuất cho doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch, triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 sớm cho người lao động trong doanh nghiệp. Nhờ đó, người lao động và người sử dụng lao động yên tâm sản xuất, hoạt động, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.
(责任编辑:La liga)
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Giá vàng mới nhất hôm nay (6/8): Vàng trong nước tiếp tục tăng
- ·2 siêu xe tổng giá 50 tỷ đồng thiếu gia Minh nhựa vừa tậu về có gì đặc biệt?
- ·Dự án có vị trí ‘vàng’ tại FLC Quy Nhơn khuấy động thị trường phía Nam
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận VietABank vỏn vẹn 89 tỷ đồng, nợ xấu vẫn bí ẩn
- ·Nếu đầu tư đúng cách, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ trở thành 'mảnh đất màu mỡ'
- ·'Tân binh' Vietravel Airlines sẽ được 'bơm' 700 tỷ đồng từ việc phát hành trái phiếu
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Honda tung nhiều ưu đãi, giảm giá mạnh đón tháng ‘cô hồn’
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Nhờ công nghệ đo đạc mới, 'bí mật' về đỉnh Fansipan vừa được hé lộ
- ·Viettel ký hợp đồng triệu đô với chính phủ Đông Timor
- ·Hyundai Accent 2020 đẹp ‘long lanh’ giá chỉ từ 350 triệu được trang bị những gì?
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Trung Quốc hủy mua, lô hàng thịt heo 'khủng' của Mỹ có tràn vào Việt Nam?
- ·Honda Civic 2020 đẹp long lanh giá từ 502 triệu đồng vừa ra mắt có gì đặc biệt?
- ·Động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 dựa trên những nền tảng gì?
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Hoa hậu Mai Phương Thúy chi 10 tỷ mua trái phiếu hệ thống cầm đồ F88