【tỷ số galatasaray】Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN |
Công điện gửi các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công điện nêu: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7%, dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch do Trung ương, Quốc hội đề ra. Trong đó, nhiều tỉnh, thành phố có kết quả tăng trưởng ấn tượng, thu ngân sách nhà nước vượt nhiều so với dự toán, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tạo tiền đề hướng đến tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026–2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 97-KL/TW ngày 5/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế-xã hội năm 2024-2025, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo chủ chốt; Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và giai đoạn 2021-2025.
Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).
Thủ tướng cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Riêng trong lĩnh vực ngành Công Thương, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng trên từng địa bàn và phạm vi cả nước, đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", chương trình OCOP, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến; tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung; thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu; gắn kết giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng; nâng cao chất lượng các loại dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch nội địa; tăng cường quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế (phấn đấu thu hút trên 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025).
Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao; tận dụng hiệu quả 17 Hiệp định thương mại tự do đã ký và đàm phán các Hiệp định thương mại tự do mới; mở rộng, khai thác hiệu quả thị trường mới, nhất là thị trường Halal, Trung Đông, Mỹ La-tinh, châu Phi…; hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường xuất khẩu; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hóa; chú trọng cung cấp thông tin thị trường và hỗ trợ pháp lý trong thương mại, đầu tư quốc tế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Bộ Y tế phát động chương trình Sức khoẻ Việt Nam
- ·Dự báo thời tiết 2/4: Bắc và Trung Bộ ngày nắng, đêm mưa to
- ·Thủ đô của Indonesia là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Tận dụng tháng CPI tăng thấp để điều chỉnh giá, tránh lạm phát kỳ vọng
- ·“Chiến lợi phẩm” của HLV Troussier
- ·Đà Nẵng quyết liệt xử lý vướng mắc trong đầu tư công
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Mexico tiếp nhận cổ vật quý của văn minh Olmec sau hơn 50 năm tìm kiếm
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Hướng dẫn phân bổ vốn có mục tiêu từ trung ương cho địa phương
- ·Biên giới 1979: Nếu Việt Nam yêu cầu, cả triệu người Cuba sẽ bước lên
- ·Tổng thống Trump cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Việt Nam
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Nhiều trẻ mắc biến chứng nặng sau khi mắc cúm
- ·"Tuyên bố Hà Nội" giữa Mỹ
- ·Cổ phiếu ngân hàng: "Thế lực đáng gờm" năm Tân Sửu
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Việt Nam có dư địa để “tung” các gói kích thích kinh tế tiếp theo