【kq net 9】Nông dân Bắc Kạn thoát nghèo nhờ được học nghề
Những hiệu quả thiết thực
Bạch Thông vốn là huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn,ôngdânBắcKạnthoátnghèonhờđượchọcnghềkq net 9 tuy nhiên, nhờ có những chính sách hợp lý trong việc thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ bà con học nghề nên giờ đây tình hình kinh tế của địa phương đã có những chuyển biến đáng kể.
Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Bạch Thông, trong năm 2019, huyện được giao kế hoạch đào tạo 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Các lớp học đều dựa trên nguyện vọng của bà con và điều kiện sản xuất mỗi địa phương như: Sửa chữa máy nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây mơ, sơ chế chè, chăn nuôi cá, trồng rau an toàn… Đến nay, các lớp học đều đã kết thúc và mang lại hiệu quả thiết thực. 100% bà con biết áp dụng kiến thức mới vào sản xuất. Nhiều hộ còn tự mở trang trại nhỏ, kết hợp sản xuất chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Bà Nguyễn Văn Nhơn - xã Quân Bình (Bạch Thông, Bắc Kạn) cho biết, đầu năm 2019 bà vừa tham gia lớp học sơ chế chè do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức. Trong quá trình học bà được tiếp cận với nhiều kiến thức trồng chè an toàn, chế biến chè sạch và bảo quản chè theo công nghệ mới.
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ gần 19.000 lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp, trong đó có gần 15.000 lao động được hỗ trợ theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; gần 4.000 lao động được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1600 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
“Mặc dù đã làm chè từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tham gia học sơ chế, chế biến chè. Nhờ được hướng dẫn cầm tay chỉ việc của giáo viên, tôi đã nắm được quy trình sấy, vò, sao chè, sản phẩm chè sấy ra đẹp, nước xanh hơn” – bà Nhơn nói.
Cô Nguyễn Thị Tuyết – giáo viên của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện, người trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy cho bà con cho biết, lớp học giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân. Nhiều người tâm sự nhờ nắm được kỹ thuật mà bà con biết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa, năng suất và chất lượng lẫn giá thành đều tăng hơn trước rất nhiều.
Không chỉ Bạch Thông, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) từ lâu cũng được biết đến như là đơn vị có thành tích tốt trong công tác dạy nghề cho bà con nông dân. Trước đó, trong năm 2018 thôn Nà Làng, xã Khang Ninh (Ba Bể) cũng đã tổ chức một lớp học chăn nuôi thú y. Học viên của lớp 100% là nông dân trong độ tuổi lao động. Kết thúc lớp học các học viên đều thực hành và nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc, chọn giống, phát hiện xử lý bệnh cho gia cầm, gia súc.
Ông Lê Văn Tạo - một học viên của lớp học cho biết, trước nay ông toàn chăn nuôi theo lối canh tác cũ, nên năng suất kém, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng hạn chế. Thế nhưng từ ngày được học nghề, ông mạnh dạn mua 5 con lợn nái sinh sản, bán giống cho bà con.
Theo bà Trần Thị Sen - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Ba Bể, năm 2019, huyện Ba Bể dạy nghề cho hơn 700 lao động nông thôn, trong đó nghề phi nông nghiệp 250 người và nghề nông nghiệp 468 người. Nhờ được học nghề mà nhiều bà con thoát nghèo.
Vẫn tồn tại nhiều khó khăn
Ông Lưu Văn Quảng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn cho biết, nhiều năm qua Hội Nông dân tỉnh luôn chú trọng tới khâu dạy nghề, đào tạo nghề nhằm xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Nhờ cách làm mới, sự liên kết giữa nhiều đơn vị cá nhân mà nhiều năm qua hoạt động dạy nghề đã đạt được nhiều thành tựu.
6 tháng đầu năm hội đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh triển khai dự án giảm nghèo tại xã Lục Bình, Hà Vị, huyện Bạch Thông với mô hình chăn nuôi gà; đã tổ chức kiểm tra hướng dẫn tập huấn kỹ thuật nuôi gà cho 27 hộ tham gia; hướng dẫn 5 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả và cung ứng 2.150 con gà giống ri lai cho các hộ nuôi lần 2, nâng tổng số gà cung ứng cho các hộ lên 6.200 con. Đến nay, đàn gà nuôi lần 1 đã xuất bán. Đàn gà cấp giống lần 2 đang được chăm sóc và phát triển tốt.
Hội Nông dân cũng đã phối hợp với Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn, tư vấn hướng dẫn thành lập HTX tại xã Địa Linh, huyện Ba Bể và xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn cho 100 hội viên nông dân. Đến nay đã thành lập được Hợp tác xã Thanh Đức - xã Địa Linh, huyện Ba Bể.
Năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức khảo sát và mở 4 lớp dạy nghề cho 123 người tại huyện Pác Nặm, Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn. Các lớp dạy nghề chủ yếu trồng nấm; chế biến gừng, nghệ; sử dụng thuốc thú ý trong chăn nuôi.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể tới là nguồn kinh phí. Kinh phí giải ngân chậm khiến cho việc tổ chức lớp học chưa được như mong muốn. Nhu cầu học nghề, tập huấn kỹ thuật cao nhưng nguồn lực hạn chế.
Ông Nguyễn Tiến Cương – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bắc Kạn cho biết, trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề cho lao động nông thôn, qua đó góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho nhiều người dân. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí mà đến nay việc phân bổ cho hoạt động dạy nghề cũng còn hạn chế rất nhiều.
Thêm vào đó, tỉnh cũng nhận thấy một số lớp dạy nghề chưa gắn với tạo, giải quyết việc làm. Vì vậy thời gian tới tỉnh yêu cầu các đơn vị chỉ dạy nghề khi đã khảo sát nhu cầu nông dân và tạo việc làm sau học nghề./.
Minh Anh - Bùi Tư
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mẹ bỏ trốn, con bị chủ nợ uy hiếp
- ·Đầu tư tài chính ngân hàng IBH – TLC: Nhà đầu tư bỏ tiền tỷ nhận về ‘trái đắng’
- ·Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ‘cơn khát vốn’ cho doanh nghiệp
- ·Sẽ phát hiện và chặn nhập lậu iPhone 14 từ các sân bay quốc tế
- ·Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?
- ·Cục Hải quan Bắc Ninh đối thoại, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phát triển
- ·Khách đông nườm nượp, nhân viên nhà hàng mỏi tay bắt hải sản
- ·Hải quan Vũng Áng: Nộp ngân sách chủ yếu từ thu thuế giá trị gia tăng
- ·Được nhờ giữ hộ đồ, bỗng trở thành... đồng phạm
- ·TP. Hồ Chí Minh: Khách hàng không phải mất phí khi đăng ký cấp điện qua trạm biến áp
- ·Mua đất nông nghiệp, bị thu hồi có đòi lại được tiền?
- ·TikToker thổi giá tô bánh canh lên 700 ngàn, chủ quán bật khóc
- ·Áp dụng hóa đơn điện tử: 6 địa phương hoàn thành chuyển đổi êm thuận
- ·6 nhóm cán bộ công chức làm việc với chuyên gia quốc tế về xây dựng Hải quan thông minh
- ·Công ty đổi từ TNHH sang cổ phần, lương hưu tính thế nào?
- ·Thủy điện Plei Kần chỉ được phép tích nước hồ chứa khi được cấp có thẩm quyền cho phép
- ·Đường dây 500kV mạch 3 Dốc Sỏi
- ·Hà Nội: Thu ngân sách tăng hơn 19% so với cùng kỳ
- ·Cha bệnh, chị bệnh, em nguy cơ bỏ học
- ·Săn thức ăn cho tôm hùm, kiếm tiền triệu mỗi ngày